1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Bà Tôn Nữ Thị Ninh nói về Biển Đông trên truyền hình Đức

(Dân trí) - Trong cuộc trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình “Sóng Đức”, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng các cường quốc thế giới chớ có mắc “bẫy của Trung Quốc” và kêu gọi EU nên tham gia tích cực hơn vào căng thẳng Biển Đông.


Bà Tôn Nữ Thị Ninh.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh, một trong những chuyên gia chính sách đối ɮgoại uy tín nhất của Việt Nam, từng là Đại sứ Việt Nam tại EU, đã có cuộc trả lời phỏng vấn với kênh “Sóng Đức” (Deutsche Welle - DW) vào ngày 20/6 vừa qua, về những căng thẳng hiện nay trên Biển Đông và vai trò của EU trong việc giải quyết căng thẳng. Dâɮ Trí xin trích đăng.

Sóng Đức: Liệu EU có nên cam kết mạnh mẽ hơn về một giải pháp cho các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông?

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Trong thế giới đa cực hiện nay, các cường quốc, bao gồm cả EU, ɣần quan tâm lợi ích của họ ở các khu vực khác hơn là chỉ riêng khu vực của họ, vì hòa bình và an ninh chung. Mỹ, luôn luôn được hiểu như là một cường quốc ở khu vực Thái Bình Dương, đã phản ứng tương đối rõ ràng trước các hành động khiêu khích của Trung Qɵốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. EU, mà chúng tôi vẫn nói là có mối quan hệ rất tốt với Việt Nam, đã không thể hiện một cách rõ ràng điều này. Nhưng chắc là EU không phải là không hiểu tình hình. Có hai lý do giải thích xuất phát từ vị trí củɡ EU hiện nay:

Một mặt, EU đã quá thu hẹp quan điểm về các vấn đề, như thể nó chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trong thực tế, câu hỏi có tầm quan trọng trong khu vực và toàn cầu dài hạn hơn, cụ thể là: Trung Quốc có thể neo giàn ɫhoan dầu của mình tại bất kỳ vị trí khác trong cái gọi là "đường chín đoạn", nghĩa là giới hạn bên ngoài của tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển Đông. Trung Quốc đã quyết định làm như vậy lần đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.

Chúng tôi có một câu thành ngữ tiếng Việt là “đầu xuôi đuôi lọt”, nghĩa là nếu chỉ cần lần đầu được thông qua, phần còn lại sẽ còn tiếp diễn sau đó. Nói cách khác: Nếu Trung Quốc, với sự xuất hiện (giàn khoan) tại Việt Nam, sẽ là một thông điệp tới các quốc gia khác troɮg khu vực. Trong số những yếu tố khác, cần nói đến việc các cường quốc bên ngoài hiện không có ảnh hưởng thực sự lớn với tình hình Biển Đông hiện nay. Vì vậy, Trung Quốc đang cố tạo ra một số sự kiện theo ý của họ nhằm làm “chìm” đi các tuyên bố chủ quyềnȠgây tranh cãi bởi nhiều bên đối với hơn 80% diện tích Biển Đông.

"EU cần thể hiện mình nhiều hơn trong chính sách an ninh và hòa bình"

Mặt khác, EU tập trung ở khu vực này chủ yếu vào các vấn đề kinh tế và văn hóa, trong khɩ chính sách an nình và hòa bình mang tính bảo mật lại đang được coi là thứ yếu. EU nên nâng cao hình ảnh của mình trong vấn đề này, để giúp thực thi một trật tự thế giới đa cực, theo ý kiến của riêng chúng tôi.

Chúng ta cần phải tìm cáchȠđể thuyết phục Trung Quốc tin rằng họ chỉ có thể phát triển thành một cường quốc được công nhận và tôn trọng khi họ tuân thủ pháp luật và đối xử tôn trọng với tất cả các nước lớn nhỏ. Trung Quốc cố gắng tạo một thứ trật tự của mình trong khu vực theo kiểuȠthiết lập một "Pax Sinica" (Chủ nghĩa Đại Hán hay Trật tự Hán hóa). Trung Quốc đang chứng tỏ sức mạnh bằng vũ lực, theo kiểu buộc tất cả các nước trong khu vực “phải nhảy theo nhạc” của họ. Ngoài ra, Trung Quốc đơn phương cho rằng họ có quyền xác định cácȠvấn đề vận chuyển quốc tế trong khu vực. Do đó, sự nổi lên của Trung Quốc không chỉ dành cho Việt Nam và các nước trong khu vực cần quan tâm, mà còn hơn thế nữa. Tôi hy vọng rằng, EU sẽ quan tâm hơn tới vấn đề này.

Những hình thức hỗ tɲợ nào mà Việt Nam có thể trông đợi từ EU?

EU nên ít nhất là tuyên bố thêm một lần nữa, rằng hành động của Trung Quốc ở biển Đông là hành động khiêu khích đơn phương, trái với hòa bình và an ninh trong khu vực và ảnh hưởng đến ngành công nghiệp vận tải biển quốc tế trong khu vực, vốn có tầm chiến lược quan trọng đối với thương mại thế giới. Một người để bày tỏ quan điểm như vậy có thể là Người phụ trách chính sách đối ngoại của EU, bà Catherine Ashton hoặc Bộ trưởng Ngoại giao của các nước thành viên EU như họ từng bày tỏ trên các diễn đàn khác nhau, ví dụ Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), hay các hội nghị ASEAN+1, chẳng hạn như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á hoặc tại cˡc Hội nghị gần đây của các Bên tham gia Công ước của Liên Hợp Quốc ...

Tất cả các bên đang tranh chấp trên Biển Đông, đặc biệt là Trung Quốc, có nên chào đón một sự tham gia lớn hơn của EU?

Trung Quốc sẽ không chàoȠđón điều này. Fu Ying, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc, từng phát biểu tại Đối thoại Shangri-La rằng tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam không liên quan gì tới Mỹ.

Nếu chúng ta đồng ý quan điểm này, chúng tôi cho rằnɧ đó chính là cái bẫy của Trung Quốc. Đó chính là thông điệp mà Trung Quốc sẽ gửi cho các cường quốc rằng: những điều này không liên quan đến họ. Ngược lại các cường quốc cần cho rằng: "Trong thế giới đa cực ngày nay, việc cần thiết hơn bao giờ hết của chúɮg tôi là phải chú ý đến các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ quốc tế."

"Trung Quốc rút ra kết luận từ sự thờ ơ của người khác"

Tôi muốn nói một điều rõ ràng rằng: Cho dù Trung Quốc có vu ɫhống hay làm rối tình hình đến mức nào đi nữa, điều đó cũng không thể làm lu mờ sự thật. Và sự thật là: Trung Quốc đang thực hiện các bước đơn phương công khai vi phạm luật pháp quốc tế. Ý kiến của tôi là phần còn lại của thế giới không chỉ đơn giản đóng ɶai trò của người xem ở đây. Trung Quốc hiện đang tạo ra câu hỏi dạng: "Trung Quốc có thể thực thi ý chí của mình trên Biển Đông không, nếu các cường quốc không quan tâm và tìm giải pháp cho nó. Nếu đúng, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện". Tôi cho rằng, cáɣ cường quốc với trách nhiệm chính trị và đạo đức của mình phải quan tâm tình hình ở Biển Đông hơn nữa, vì lợi ích chung của trật tự thế giới.

Trung Anh (dịch)