1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Bà Suu Kyi sẽ làm tổng thống Myanmar?

Hai đài truyền hình ủng hộ chính phủ ở Myanmar đưa tin có thể có “kết quả tích cực” từ các cuộc đàm phán giữa giới quân đội và bà Aung San Suu Kyi.

Đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi giành quyền kiểm soát quốc hội Myanmar sau chiến thắng chấn động tại cuộc bầu cử ngày 8-11-2015.

Tuy nhiên, bản thân bà không thể trở thành tổng thống bởi điều 59 (f) trong hiến pháp Myanmar cấm bất cứ ai có chồng hoặc con là người nước ngoài nắm giữ chức vụ này. Chồng và 2 con trai của bà Suu Kyi đều là người Anh.

Tuy nhiên, vào cuối ngày 7-2, Sky Net và Đài truyền hình quốc gia Myanmar cùng đưa tin “có thể có kết quả tích cực về việc đàm phán để đình chỉ điều 59 (f) của hiến pháp”. Đây là nội dung bản thảo đang diễn ra giữa bà Suu Kyi và Tổng tư lệnh quân đội, tướng Min Aung Hlaing.

Muốn đình chỉ điều trên, cần có 2/3 nghị sĩ quốc hội thông qua. Quân đội Myanmar nắm 25% số ghế quốc hội nên NLD không thể tự quyết vấn đề này.

Bà Suu Kyi sẽ làm tổng thống Myanmar? - 1

Bà Aung San Suu Kyi. (Ảnh: EPA)

Ông Kyaw Htwe, một nghị sĩ kiêm thành viên Ủy ban Trung ương NLD, lạc quan về viễn cảnh bà Suu Kyi có thể trở thành tổng thống. Tuy nhiên, nhà phân tích chính trị Yan Myo Thein tỏ ra thận trọng: “Còn quá sớm để xác nhận bà Suu Kyi có mặt trong số ứng viên tổng thống lần này. Bất cứ việc đình chỉ hoặc sửa đổi hiến pháp nào cũng mất thời gian”.

Theo đài BBC, quốc hội Myanmar hôm 8-2 quyết định sẽ bắt đầu chọn tổng thống mới vào ngày 17-3 tới. Mốc thời gian này trễ hơn so với kế hoạch, từ đó càng làm dấy lên suy đoán bà Suu Kyi đang nỗ lực thương thảo về vị trí tổng thống, mà cụ thể là tạm đình chỉ điều 59 (f) của hiến pháp.

Hiến pháp Myanmar quy định thượng viện, hạ viện và quân đội có quyền đề cử 3 ứng viên, ai thắng sẽ làm tổng thống, 2 người còn lại làm phó tổng thống. Vì NLD kiểm soát cả lưỡng viện quốc hội nên chắc chắn ghế tổng thống và 1 phó tổng thống sẽ là người của họ.

Dù bà Suu Kyi từng nói sẽ điều hành đất nước dù làm tổng thống hay không, song rõ ràng NLD vẫn muốn “Quý bà” 70 tuổi – biểu tượng của dân chủ Myanmar – lãnh đạo một cách chính thức.

Bà Suu Kyi bị dọa giết

Theo nhật báo Daiy Eleven tại Myanmar, bà Suu Kyi bị đe dọa sát hại qua Facebook bởi một tài khoản mang tên Ye Myint Lwin, liên quan đến việc sửa điều 59 (f) của hiến pháp.

Tuần trước, chủ tài khoản trên viết: " Cho tôi một khẩu súng bắn tỉa AWM hay AS50 và một tháng huấn luyện, tôi sẽ giết bà ta. Hãy lập một nhóm chung trên mạng gồm những người muốn giết Daw Suu". “Daw” là cách gọi “cô” một cách kính cẩn trong tiếng Myanmar.

Tài khoản này sau đó đã bị khóa. Theo hãng tin Anadolu, nhân vật trên ngỏ lời xin lỗi bà Suu Kyi vào ngày 8-2 sau khi NLD tuyên bố đã thu thập đủ bằng chứng để khởi kiện.

Ông Hantha Myint, quan chức cấp cao của NLD, cho hay Ye Lwin Myint cùng cha mẹ mình đến trụ sở NLD ở Yangon để xin lỗi và hứa không tái phạm. Do đó, NLD bỏ qua chuyện này.

Cha của Ye Myint Lwin được cho là một thiếu tá hải quân thuộc Bộ Chỉ huy Khu vực phía Nam đóng tại bang Karen.

Theo Hải Ngọc/Guardian, BBC

Người Lao động