1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Ba Lan mượn tay NATO trả thù Nga?

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan muốn tranh thủ NATO tấn công Nga nhưng đây sẽ là chiến thuật đơn phương và rất khó có khả năng xảy ra.

RIA Novosti đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Anthony Macherevich đã trình bày kịch bản chi tiết cho cuộc chiến tranh trong tương lai với Nga một cách sống động và tràn đầy hy vọng.

Theo đó, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Ba Lan cho rằng, Điện Kremlin với những "kế hoạch xâm lược" của mình chính là nguồn gốc tai họa của thế giới và tất nhiên là mối đe dọa quân sự chính của Châu Âu. Nga sẽ tiến hành chiến dịch của mình bắt đầu từ Ba Lan, quốc gia đã và vẫn sẽ là mục tiêu chính của điện Kremlin.

Vị Bộ trưởng Ba Lan đã tuyên bố như trên trong buổi nói chuyện với các sinh viên tại Torun.


Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Anthony Macherevich (đi giữa). Ảnh: Sputnik

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Anthony Macherevich (đi giữa). Ảnh: Sputnik

Ông Macherevich tuyên bố, mục đích chính của những hành động của Nga là nhằm khôi phục lại sự thống trị trước Ba Lan.

Gần đây trong một bữa tiệc, ông cũng đã mô tả sống động và chi tiết kịch bản của cuộc chiến này, trong đó ông cho rằng bước đầu tiên Nga sẽ bị Ba Lan hạ gục bằng một lực lượng đặc biệt, và tất nhiên đó sẽ là đơn vị được đào tạo tốt nhất.

Hôm 28/10, Ba Lan đã lên án việc Nga mới triển khai hai chiến hạm, trong bị tên lửa hành trình tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vào vùng Baltic.

Ba Lan đánh giá động thái của Moscow là "hung hăng" và "vô trách nhiệm".

"Việc triển khai tàu chiến có khả năng mang vũ khí hạt nhân là một cách ứng xử hung hăng và vô trách nhiệm. Đó là phản ứng không tương xứng với những quyết định của NATO" - Ngoại trưởng Ba Lan tuyên bố hồi giữa tuần qua.

Rõ ràng Ba Lan đã từ lâu lập mưu mượn NATO để kích động cuộc chiến chống lại nước Nga.

Khoảng 900 binh sĩ Mỹ sẽ phải chấp nhận thử thách năng lực của mình trên mặt trận nguy hiểm nhất trên chiến trường châu Âu. Ba Lan trở thành điểm tiền tuyến.

Mỹ và NATO đã xác nhận trong tuần này rằng Mỹ sẽ dẫn đầu một tiểu đoàn đa quốc gia ở Đông Bắc Ba Lan bắt đầu vào tháng 4/2017, một vị trí chiến lược quan trọng có thể sẽ đặt họ ở trung tâm của các cuộc đối đầu với nguy cơ nổ ra xung đột vũ trang giữa NATO và Nga.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter hôm 26/10 cho biết ̣lực lượng mới của nước này sẽ có trụ sở tại thị trấn Orzysz, Ba Lan. Theo các nhà phân tích quân sự, thị trấn đó chỉ cách vài km từ mục tiêu mà Nga có khả năng thực hiện cuộc tấn công chống lại NATO nhất.

Kế hoạch sớm thất bại của Ba Lan

Ngay trong chính trường Ba Lan, những ý kiến của vị Bộ trưởng Quốc phòng về tương lai không xa trong cuộc chiến chống lại Nga với sự giúp sức của NATO không hề được đánh giá cao.

Ông Macherevich rất ưa thích đề cập đến một cuộc chiến trong tương lai với Nga.

Một nhà báo của tờ Polityka bình luận, nhà chiến lược chính của Ba Lan không thể gieo rắc sợ hãi trong tâm trí đồng bào mình mà chỉ có thể truyền tư tưởng ấy vào trái tim binh lính Ba Lan mà thôi.

Các binh lính chuyên nghiệp và dự bị được đưa vào kế hoạch chính trị của ngài Bộ trưởng có một trạng thái sững sờ và phần nhiều hoảng loạn. Bởi rốt cục đội quân bảo vệ lãnh thổ lại được thành lập với sự tham gia của những người thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình. Lại có thêm lính dự bị sau khi đã phục vụ 12 năm theo hợp đồng. Rõ ràng là họ không được lên kế hoạch để đánh bại người Nga.

Tờ Polityka nhận xét các kiến thức về địa phương của họ bị hạn chế và những người tham gia vào đội ngũ bảo vệ lãnh thổ này không phải vì chiến công anh hùng mà là vì lợi ích của cái ví tiền của họ.

Dù cho những ý tưởng của ông Macherevich nêu lên như vậy thì thực tế Nga cũng sẽ không tấn công Ba Lan.

Bất chấp căng thẳng giữa Nga- NATO ngày càng leo thang, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga không có mưu đồ xâm chiếm châu Âu, "thật ngu ngốc và ảo tưởng" nếu nghĩ đến điều đó.

"Ai đó thật ngu ngốc và ảo tưởng khi cho rằng, Nga âm mưu tấn công các quốc gia khác. Moscow đã học được cách tôn trọng bản sắc dân tộc, tự do và nền độc lập. Chúng tôi không có tham vọng thống trị toàn cầu, hoặc mở rộng lãnh thổ, hay đối đầu với thế giới. Nga hiểu chính xác vai trò của mình trong các vấn đề quốc tế" - Tổng thống Putin nói.


 Tổng thống Putin tại câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai.

Tổng thống Putin tại câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai.

Tại phiên họp toàn thể của Câu lạc bộ quốc tế Valdai diễn ra tại thành phố Sochi của Nga, ông Putin nhận định: "Nga sẽ không tấn công bất cứ ai, đó là một lời cáo buộc vô lý. Tôi đã đọc nhiều bài phân tích của các học giả ở đây cùng với các nhà phân tích ở Mỹ và châu Âu.

Tuy nhiên, thật khó để tưởng tượng đến điều phi thực tế và ngớ ngẩn này. Chỉ tính riêng châu Âu, tổng dân số các nước NATO đã là 300 triệu, cộng với Mỹ đã là 600 triệu. Trong khi Nga chỉ là 146 triệu người. Thật là là hài hước khi nói chúng tôi muốn tấn công".

Tổng thống Putin nhấn mạnh, Nga không có tư tưởng thống trị toàn cầu. Điều Moscow muốn là mở rộng và ủng hộ an ninh bình đẳng với sự phân chia cho tất cả các nước.

Theo phân tích của Tổng thống Nga, mâu thuẫn giữa Nga và các nước phương Tây bắt nguồn từ sự phân phối lại quyền lực chính trị trong thời gian gần đây.

"Thật đáng tiếc, đã không có gì đã thay đổi theo chiều hướng tốt hơn trong những tháng qua. Những mâu thuẫn bắt nguồn từ việc phân phối lại quyền lực kinh tế và ảnh hưởng chính trị", ông Putin nói.

Do đó, theo ông Putin, gánh nặng về sự mất lòng tin lẫn nhau đã hạn chế khả năng đồng hành của các nước trong việc đối mặt với những thách thức và các mối đe dọa thực tế trên toàn cầu.

Ông Putin nói thêm rằng tình trạng này là kết quả của một sự lựa chọn sai, vội vàng và hơi kiêu ngạo do giới tinh hoa chính trị của châu Âu lựa chọn từ 25 năm trước đây. Ông ám chỉ các quốc gia tuyên bố là người chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh đã sử dụng "toàn cầu hóa" thay đổi trật tự chính trị và kinh tế toàn cầu vì "lợi ích của riêng họ".


Nga chưa từng có ý định chiếm châu Âu nhưng phương Tây lại muốn vậy.

Nga chưa từng có ý định chiếm châu Âu nhưng phương Tây lại muốn vậy.

Ông Putin cũng nói khéo về việc phương Tây gán ghép Nga mang hình ảnh của mối đe dọa quân sự nguy hiểm để sử dụng như một "mặt hàng kinh doanh đầy lợi nhuận".

"Cái gọi là mối đe dọa từ Nga giúp cho các nước dễ dàng có lý do tăng cường ngân sách quân sự trong nước, mở rộng NATO, bán vũ khí, tăng cường liên minh, và đưa các đơn vị chiến đấu cùng vũ trang đến biên giới của chúng tôi", ông Putin nói.

Rõ ràng, với những gì mà Nga đang thể hiện, phương Tây hay NATO không có lý gì để động binh. Và khi đó, Ba Lan với vị Bộ trưởng Quốc phòng đầy tham vọng, chắc chắn sẽ không có cơ hội để trình bày những ý tưởng dụng binh tuyệt vời của mình.

Theo Đông Phong

Báo Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm