1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Ba Lan chi 200 triệu USD mua tên lửa của Mỹ để trang bị cho F-16

(Dân trí) - Ba Lan, một láng giềng của Nga, đã ký thỏa thuận với Mỹ nhằm mua các tên lửa hành trình và không đối đất mới để trang bị cho các máy bay chiến đấu F-16, Bộ Quốc phòng tại Warsaw thông báo. Thỏa thuận được cho là trị giá khoảng 200 triệu USD.


Một máy bay chiến đấu F-16 của Ba Lan (Ảnh: Reuters)

Một máy bay chiến đấu F-16 của Ba Lan (Ảnh: Reuters)

“Vào ngày 20/12, Thứ trưởng Quốc phòng Ba Lan Bartosz Kownacki đã có các cuộc gặp gỡ tại Lầu Năm Góc để ký kết một loạt thỏa thuận nâng cấp và cung cấp tên lửa cho các máy bay chiến đấu đa năng F-16 của Ba Lan”, RT dẫn tuyên bố trên trang web của Bộ Quốc phòng Ba Lan cho biết.

Thỏa thuận, nằm trong Chương trình mua sắm quân sự nước ngoài, phác thảo việc bàn giao 3 loại tên lửa cho các máy bay F-16 của Ba Lan. Trong số này bao gồm tên lửa chính xác không đối không AIM-9X Sidewinder cũng tư tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM.

Ba Lan cũng sẽ nhận được tên lửa JASSM-ER, một phiên bản tiên tiến của tên lửa hành trình AGM-158A và có khả năng tấn công các mục tiêu ở xa tới 1.000 so với 370 km của phiên bản JASSM ban đầu.

“Việc chính phủ Mỹ bán tên lửa JASSM-ER cho một quốc gia khác cần sự phê chuẩn của quốc hội Mỹ”, tuyên bố của quân đội Ba Lan cho hay. Các nghị sĩ Mỹ đã “bật đèn xanh” cho thỏa thuận hôm 16/12.

Hồi tháng 11, Cơ quan hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ đã ra một tuyên bố trong đó nói rằng Ba Lan đề nghị mua 70 tên lửa JASSM-ER và các vũ khí liên quan.

“Chi phí ước tính vào khoảng 200 triệu USD”, cơ quan trên cho biết, nhưng số tiền cuối cùng không được tiết lộ trong tuyên bố của Ba Lan.

Thỏa thuận trên là bước đi mới nhất nhằm tăng cường quan hệ quân sự giữa Washington và Warsaw. Hồi đầu tháng 12, Ba Lan đã ký một bức thư về ý định hợp tác với Raytheon, nhà sản xuất hệ thống phòng thủ Patriot của Mỹ.

Theo thỏa thuận, Ba Lan có thể sản xuất một số phần trong các vũ khí của Raytheon. Bộ Trưởng Quốc phòng Ba Lan Antoni Macierewicz khi đó cho hay đây là bước đi đầu tiên tới việc Ba Lan sẽ nhận được một số hệ thống phòng thủ Patriot tầm trung.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh NATO mở rộng về phía đông nhằm đề phòng Nga.

Kể từ năm 2014, sau cuộc khủng hoảng tại Ukraine, NATO đã tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Âu, đặc biệt các quốc gia đông âu nằm sát Nga như Ba Lan. Nga đã mạnh mẽ cảnh báo rằng việc tăng cường quân sự của NATO ở biên giới của Nga là khiêu khích và đe dọa tới cán cân quyền lực chiến lược hiện thời.

An Bình

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm