1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Australia mất trắng 85 triệu USD vì máy bay mới bàn giao đã cháy

(Dân trí) - Mỹ sẽ không đền bù cho Australia liên quan tới một máy bay chiến đấu hiện đại mới toanh EA-18G Growler vốn bốc cháy do sự cố động cơ trong một cuộc huấn luyện chung tại Mỹ hồi năm ngoái.

Australia mất trắng 85 triệu USD vì máy bay mới bàn giao đã cháy - 1

Một máy bay EA-18G Growler (Ảnh minh họa: AFP)

Một máy bay tác chiến điện tử mới EA-18G Growler, phiên bản đặc biệt của máy bay chiến đấu F/A-18F Super Hornet, của Không quân Hoàng gia Australia (RAAF) đang chuẩn bị cất cánh trong cuộc huấn luyện chung tại một căn cứ quân sự ở bang Nevada hồi tháng 1/2018 thì gặp trục trặc động cơ và bốc cháy. Hai phi công đã kịp thoát ra ngoài nên may mắn không bị thương.

Các nguồn tin cho biết chiếc EA-18G Growler bị cháy, trị giá 85 triệu USD, thuộc loại máy bay đối kháng điện tử mà Mỹ chỉ bán riêng cho RAAF và mới được bàn giao hồi đầu năm 2017.

Bộ Quốc phòng Australia sau đó đã phải loại chiếc máy bay hư hỏng trên khỏi biên chế, khiến RAAF chỉ còn 11 chiếc trong phi đội EA-18G Growler.

Khi được hỏi rằng tại sao Canberra không được đền bù cho chiếc máy bay, vốn trục trặc vì sự cố kỹ thuật mà không phải do lỗi phi công, Thiếu tướng Không quân Australia Greg Hoffman nói trong một phiên điều trần của Ủy ban thẩm định thuộc Thượng viện Australia ngày 29/11 rằng phi đội EA-18G Growler được mua theo một hợp đồng mà không cho phép đền bù.

“Không quân Mỹ đã chính thức trả lời bằng văn bản cho chúng tôi và nói rằng rất tiếc là chúng tôi không nhận được đền bù về việc này”, ông Hoffman nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Linda Reynolds cho hay hợp đồng trên được chính phủ tiền nhiệm ký vào tháng 5/2013, nhưng “chúng tôi và Bộ Quốc phòng phải nhận trách nhiệm về các điều khoản và điều kiện của hợp đồng đó”.

Ông Hoffman nói thêm: “Khi chúng tôi mất chiếc Growler, chúng tôi vẫn không biết về các thỏa thuận thương mại chi tiết”.

Nhưng ông Hoffman cũng nói thêm rằng Hải quân Mỹ cũng có thể gặp các tình huống tương tự và sẽ không được đền bù do thiệt hại thiết bị.

"Trong ngành công nghiệp máy bay, phần lớn là sự tự bảo vệ. Vì thế, chủ sở hữu và bên vận hành phải chịu trách nhiệm về các máy bay", ông nói.

Thứ trưởng Quốc phòng Australia Tony Fraser nói với Ủy ban thẩm định rằng, Bộ Quốc phòng đã học được một bài học đắt giá từ vụ việc trên và sẽ xem xét kỹ tất cả các hợp đồng trong tương lai.

An Bình

Theo Sputnik