1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Ẩn ý sâu xa việc Nga điều tàu Buyan với tên lửa Kalibr tới Địa Trung Hải

Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ dẫn nguồn tin từ hãng ShipSpotting của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, 2 tàu tên lửa loại nhỏ thuộc dự án 21631 Great Ustyug và Grad Sviyazhsk đã vượt qua eo ở Biển Đen khi hướng tới Địa Trung Hải.

Các tàu tên lửa lớp Buyan này được dự định để tăng cường cho nhóm tàu chiến đấu của hạm đội Nga trong khu vực có tầm quan trọng chiến lược.

Ẩn ý sâu xa việc Nga điều tàu Buyan với tên lửa Kalibr tới Địa Trung Hải - 1

Được biết, cả hai tàu này thuộc Hạm đội Kaspi, tuy nhiên hiện chúng đang gia nhập đội hình của Binh đoàn Địa Trung Hải sau khi được chuyển đổi sang căn cứ hải quân Nga ở Tartus. Hiện vẫn chưa rõ các tàu này có quay trở lại biển Kaspi sau khi hoàn thành các nhiệm vụ chiến đấu có được lên kế hoạch không, tuy nhiên chắc chắn là các tàu Buyan sẽ là sự bổ sung mạnh mẽ cho các tàu tuần tra thuộc dự án 11356 Đô đốc Grigorovich và Đô đốc Essen đang triển khai tại đây, cũng như cả đối với các tàu ngầm diesel-điện thuộc dự án Varshavianka với khả năng mang tới gần 10 tên lửa hành trình.

Thuyền trưởng cấp một dự bị Vasily Alekseevich Dandykin cho rằng, trang bị của Binh đoàn Địa Trung Hải gồm các tàu tên lửa loại nhỏ nhưng mạnh mẽ với khả năng tấn công bằng tên lửa Kalibr với độ chính xác cao.

“Rõ ràng căn cứ hải quân duy nhất của chúng ta nằm ở Tartus, phía Đông Địa Trung Hải. Và Nga nhiều lần đã thông báo về việc triển khai trực thường các tàu chiến mang tên lửa Kalibr ở khắp bở biển Syria. Còn sau khi có mặt, thì các tàu thuộc dự án Buyan-M như mọi lần cũng sẽ có trang bị như vậy. Mỗi tên lửa trong số 8 quả được trang bị có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên biển và trên bờ. Do đó, tất nhiên là lực lượng bổ sung sẽ tăng cường cho đơn vị hải quân Nga tại Địa Trung Hải. Xét về khả năng hoạt động trên biển và tầm xa của những tên lửa này, thì hạm đội Nga có thể giải quyết các nhiệm vụ chiến dịch trong khu vực. Do đó tôi cho rằng, Bộ chỉ huy Hạm đội Nga đã đưa ra quyết định đúng đắn sau khi đi bước đó. Chúng ta đang gia tăng ảnh hưởng của mình trong khu vực này” – chuyên gia Vasily Alekseevich Dandykin nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn hãng Politros.

Do đó, tại Địa Trung Hải đang hình thành một lực lượng tấn công cực mạnh của Hải quân Nga. Hiện những tàu đang bố trí tại đó có trang bị tổng cộng tới 52 tên lửa Kalibr. Còn khi tính tới vị trí địa chiến lược của Tartus cho phép kiềm chế được toàn bộ mặt trận phía Nam của NATO thì Nga có đủ khả năng để kiểm soát Trung Đông.

Theo Sơn Nguyễn

Tiền phong