1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Ấn Độ trở thành nước đầu tiên có tên lửa hành trình siêu thanh

(Dân trí) - Ấn Độ đã trở thành nước đầu tiên và duy nhất trên thế giới sở hữu tên lửa hành trình siêu thanh có khả năng cơ động cao trên lãnh thổ của mình, sau khi nước này hôm qua thử thành công BrahMos - tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh.

 
Ấn Độ trở thành nước đầu tiên có tên lửa hành trình siêu thanh - 1

Tên lửa được phóng lúc 11 giờ 30 sáng qua

Theo ông A. Sivathanu Pillai, người phụ trách chương trình phát triển BrahMos, tên lửa được phóng lúc 11 giờ 30 sáng hôm qua (giờ địa phương), theo phương thẳng đứng, từ tàu khu trục Hải quân INS Ranvir ở Vịnh Bengal, ngoài khơi bờ biển phía Đông bang Orissa của Ấn Độ. Tên lửa đã bắt trúng mục tiêu.

Đây là lần phóng thứ 22 của BrahMos, loại tên lửa mà Ấn Độ cùng Nga phát triển từ năm 2001 và đã được đưa vào phục vụ trong Quân đội và Hải quân Ấn Độ. Nhưng các vụ thử trước đây là loại tên lửa phóng theo góc nghiêng.

Ông Pillai gọi đây là “vụ thử hoàn hảo” và BrahMos là “một vũ khí kinh khủng”, “không có loại tương đương”. Với thành công này, Ấn Độ đã trở thành nước đầu tiên và duy nhất trên thế giới sở hữu loại tên lửa hành trình siêu thanh có khả năng cơ động cao trên lãnh thổ của mình.

Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil và Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Antony đã lên tiếng chúc mừng sự kiện này.

Tên lửa BrahMos dài 9m và nặng 3 tấn, có cố tốc bay gần gấp 3 lần tốc độ của âm thanh và có thể bắn trúng mục tiêu ở cách xa 290km.

Về cơ bản, đây là tên lửa chống hạm, có thể mang theo đầu đạn thông thường nặng 200kg và có thể trang bị cho tàu ngầm, tàu chiến, máy bay hay đặt trên mặt đất. Ấn Độ đang có kế hoạch phát triển các phiên bản tên lửa BrahMos trang bị cho không quân và loại phóng từ tàu ngầm.

Trà Giang
Theo The Hindu, dailynews365

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm