1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Ấn Độ phóng thử tên lửa phòng không siêu âm tự chế hiện đại

(Dân trí) - Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) ngày 22/11 đã phóng thử tên lửa đánh chặn siêu âm tự chế - tên lửa phòng không tân tiến (AAD), một phần giai đoạn đầu thực thi sáng kiến hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của New Delhi.

 

Một tên lửa đánh chặn siêu âm tự chế-tên lửa phòng không tân tiến (AAD) được phóng tư xe phóng (Ảnh: Wikimedia)
Một tên lửa đánh chặn siêu âm tự chế-tên lửa phòng không tân tiến (AAD) được phóng tư xe phóng (Ảnh: Wikimedia)

Tờ the Press Trust of India dẫn lời các quan chức quân sự của Ấn Độ cho hay: “Vụ thử nhằm kiểm tra các tầm bắn khác nhau của tên lửa đánh chặn AAD”. Một nhà khoa học thuộc DRDO nhấn mạnh: “Đặc biệt độ chính xác của AAD trong việc tiêu diệt mục tiêu đã được xác định thông qua việc xử lý các dữ liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau”.

Theo trang mạng The Diplomat, vụ thử trên được tiến hành tại một bãi thử nằm trên đảo Abdul Kalam (tên gọi cũ đảo Wheeler), nằm ở phía Đông của Ấn Độ.

Tên lửa AAD được Ấn Độ thử nghiệm trong suốt giai đoạn từ năm 2007 và có thể được sử dụng làm mẫu thử nghiệm. Một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo đầy đủ của Ấn Độ sẽ tích hợp công nghệ tên lửa phòng không Prithvi và tên lửa AAD.

Một quả tên lửa đánh chặn AAD có chiều dài 7,5m với động cơ đẩy rocket nhiên liệu rắn có khả năng bay nhanh hơn tốc độ âm thanh và hoạt động trong phạm vi 150-200km được trang bị bằng hệ thống định vị radar. Tên lửa AAD được phóng từ xe phóng (TEL).

Là một tên lửa tầm ngắn phóng từ mặt đất có khả triển khai trong các vụ tấn công tiêu diệt máy bay chiến đấu cũng như các máy bay không người lái, tên lửa đánh chặn AAD trùng hợp với phiên bản hệ thống chống tên lửa đạn đạo S-400 Triumph của Nga.

Đầu tháng này, New Delhi đã thông qua kế hoạch mua sắm các hệ thống phòng thủ S-400 của Nga và trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ hai sau Trung Quốc. Hệ thống S-400 của Nga vượt trội hơn hệ thống tên lửa AAD của Ấn Độ nhiều mặt trong đó có tốc độ bay.

Ấn Độ phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) trong một chương trình hợp tác với Mỹ vào năm 2012, thời điểm ông Ashton Carter đang trên cương vị Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ nhận định: “Hợp tác phát triển BMD sẽ là một lĩnh vực tiềm năng quan trọng giữa hai nước trong tương lai”.

Ấn Độ là nước thứ tư sau Mỹ, Nga và Israel có thể tự chế hệ thống tên lửa đạn đạo.

Vũ Duy

Theo The Diplomat

 

Ấn Độ phóng thử tên lửa phòng không siêu âm tự chế hiện đại - 2