1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Ấn Độ khánh thành cầu "khủng" có thể phục vụ xe tăng, máy bay chiến đấu sát vách Trung Quốc

(Dân trí) - Ấn Độ đã khánh thành cây cầu đường sắt lớn nhất nước này nằm sát biên giới Trung Quốc, có thể phục vụ các xe tăng và máy bay chiến đấu, động thái nhằm tăng cường năng lực quốc phòng của New Delhi ở khu vực chiến lược.

Ấn Độ khánh thành "siêu" cầu chịu được xe tăng, máy bay chiến đấu sát vách Trung Quốc

Ấn Độ khánh thành cầu khủng có thể phục vụ xe tăng, máy bay chiến đấu sát vách Trung Quốc - Ảnh 2.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đi bộ trên cầu Bogibeel (Ảnh: Twitter)

 Theo Sputnik, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 25/12 đã tới khánh thành cây cầu Bogibeel, cầu đường sắt dài nhất Ấn Độ, bắc qua sông Brahmaputra ở bang Assam và nằm gần biên giới với Trung Quốc.

Với chiều dài 4,9km, cây cầu được thiết kế để chịu được tải trọng của xe tăng chiến đấu nặng nhất trong kho vũ khí của New Delhi (60 tấn). Ngoài ra, máy bay chiến đấu của không quân Ấn Độ, bao gồm cả những chiếc thuộc dòng Sukhoi của Nga sản xuất, cũng có thể cất cánh và hạ cánh dễ dàng trên công trình này.

Ấn Độ đã mất gần 20 năm để hoàn thành cây cầu với khoản chi phí khoảng 800 triệu USD. Đây được coi là động thái của chính phủ New Delhi nhằm củng cố năng lực quốc phòng tại khu vực chiến lược.

Sau khi đi vào hoạt động, cây cầu sẽ giúp giảm thời gian di chuyển từ Dibrugarh tới thành phố Itanagar, bang Arunachal Pradesh, khu vực nằm sát Trung Quốc. Theo ước tính, quãng đường di chuyển bằng đường sắt giữa 2 địa điểm nói trên đã được cắt ngắn vào khoảng 750km.

Giới quan sát đánh giá cây cầu có vị trí chiến lược quan trọng vì nó giúp tăng tốc quá trình di chuyển, tiếp tế hậu cần của lực lượng quân đội Ấn Độ tới bang Arunachal Pradesh khi cần thiết. Trên thực tế, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn đang tranh chấp một số khu vực ở biên giới.

Dù cây cầu đã được lên kế hoạch từ năm 1996 nhưng tới năm 2002 việc xây dựng mới bắt đầu. Cây cầu có thể hoạt động trong vòng 120 năm, theo ước tính của chính phủ Ấn Độ.

Năm 2017, Ấn Độ cũng thông xe cây cầu dài nhất nước này Dhola-Sadiya, dài 9,1 km, kết nối bang Assam và Arunachal Pradesh, động thái được đánh giá nhằm tăng cường khả năng phòng thủ chiến thuật của New Delhi tại khu vực giáp ranh với Trung Quốc. 

Ấn Độ khánh thành cầu khủng có thể phục vụ xe tăng, máy bay chiến đấu sát vách Trung Quốc - Ảnh 3.

Cây cầu đường sắt dài nhất Ấn Độ (Ảnh: Sputnik)

 

Ấn Độ khánh thành cầu khủng có thể phục vụ xe tăng, máy bay chiến đấu sát vách Trung Quốc - Ảnh 4.

(Ảnh: Twitter)

 

Ấn Độ khánh thành cầu khủng có thể phục vụ xe tăng, máy bay chiến đấu sát vách Trung Quốc - Ảnh 5.

(Ảnh: Indian Express)

 Đức Hoàng

Theo Sputnik