1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Ấn Độ đặt mục tiêu tự lực quốc phòng

(Dân trí) – Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A. K. Antony tuyên bố nước này sẽ tiến tới mục tiêu tự lực về quốc phòng trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực có nhiều diễn biến bất lợi.

Xây dựng tiềm lực quân sự mạnh là mục tiêu hàng đầu của ngành quốc phòng Ấn Độ hiện nay.

Xây dựng tiềm lực quân sự mạnh là mục tiêu hàng đầu của ngành quốc phòng Ấn Độ hiện nay.


Người đứng đầu ngành quốc phòng Ấn Độ khẳng định mục tiêu trọng tâm của New Delhi là tạo dựng một cơ sở công nghiệp quốc phòng mạnh.

“Ấn Độ đã đề ra lộ trình tự lực trong chính sách quốc phòng, khuyến khích cả hai lĩnh vực công và tư cùng tham gia phát triển sản xuất thiết bị quốc phòng”, Bộ trưởng A. K. Antony phát biểu tại triển lãm hàng không Ấn Độ ở thành phố Bangalore, nơi trưng bày nhiều thiết bị công nghệ hiện đại, các máy bay và hệ thống điện tử ứng dụng cho ngành công nghiệp hàng không của Ấn Độ.

Cũng theo Bộ trưởng Antony, các công ty hàng không vũ trụ quốc tế sẽ có nhiều cơ hội hợp tác với ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ thông qua nhiều hình thức như liên danh, liên kết hoặc thành lập các cơ sở, chi nhánh tại nước này.

Bộ trưởng Antony đưa ra tuyên bố trên sau khi quốc gia láng giềng Pakistan đồng ý chuyển giao quyền kiểm soát hải cảng chiến lược Gwadar ở tỉnh Balochistan cho Trung Quốc. Hải cảng này được đánh giá có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển kinh tế cũng như quân sự của Trung Quốc, nhưng cũng đồng thời gây ra quan ngại đáng kể cho New Delhi.

Trong phát biểu mới nhất, mặc dù Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid đã giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của vấn đề khi nói rằng New Delhi “không cần phản ứng quá mức đối với mọi việc Pakistan làm, hoặc mọi thứ Trung Quốc dính líu vào”, song trên thực tế Ấn Độ đã có những bước đi cần thiết để ứng phó với việc này.

Đơn cử như nước này đã bắt đầu cho phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-6 có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân và tấn công các mục tiêu độc lập.

Một đại diện từ Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ cho biết tên lửa Agni-6 tùy thuộc vào trọng lượng sẽ có thể mang từ 4-6 đầu đạn hạt nhân và tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên đến 6.000 km. Giống như tên lửa phiên bản 5, Agni-6 thuộc  lớp tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn và sẽ có ba tầng. Tên lửa có trọng lượng 65-70 tấn, đường kính 2m và dài 20mt.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang tích cực hối thúc nhà máy đóng tàu Baltic Yantar của Nga chạy thử tàu khu trục Trikand, chiếc tàu cuối cùng thuộc loại này được xây dựng cho Hải quân Ấn Độ theo Dự án 11356. Tàu Trikand có trọng tải 4.000 tấn, chiều dài 124,8m và có tốc độ lên tới 30 hải lý/giờ với phạm vi hoạt động rộng. Tàu được trang bị tên lửa đối hạm BrahMos và dự kiến sẽ được chuyển giao vào mùa hè tới.

Trước đó, Lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF) cũng công bố kế hoạch sẽ đặt mua thêm 37 máy bay huấn luyện từ Công ty chế tạo máy bay Pilatus của Thụy Sĩ, nâng tổng số máy bay đặt mua của công ty này lên 112 chiếc. Pilatus đã chuyển giao 3 chiếc PC-7 Mark II đầu tiên cho IAF và 14 chiếc khác sẽ được chuyển giao vào tháng Sáu tới.

Đức Vũ
Theo AFP