1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Ấn Độ, chính sách hướng Đông và ASEAN

(Dân trí) - Chuyến công du 3 nước của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tới Nhật Bản, Malaysia và Việt Nam tái khẳng định quyết tâm theo đuổi “Chính sách hướng Đông” của nước này, nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược, địa-chính trị cũng như kinh tế.

 

Ấn Độ, chính sách hướng Đông và ASEAN - 1


Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh trong cuộc gặp với người đồng cấp Nhật Naoto Kan tại Tokyo ngày 25/10.

 

Việc ký một cam kết mở rộng thương mại với Malaysia vào tuần này, nhiều thỏa thuận với Việt Nam cùng một bản ghi nhớ với Nhật về năng lượng hạt nhân là những điểm chính trong chuyến công du lần này của ông Manmohan Singh.

 

Chính sách hướng Đông được bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước, dưới thời của thủ tướng khi đó P.V. Narasimha Rao, chính phủ mà ông Manmohan Singh nắm giữ chức bộ trưởng tài chính.

 

Người đàn ông đã thúc đẩy thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) muốn vươn tới thị trường tiêu dùng mạnh gồm 550 triệu dân, có sức hấp dẫn như một thỏi nam châm với cả thế giới này. Bên cạnh đó, khu vực còn giàu có về nguyên liệu thô và năng lượng, mà Ấn Độ rất “khát” cho sự phát triển trong tương lai của mình.

 

Ấn Độ có những hạn chế rõ ràng trong khu vực của chính mình, bởi Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) không hoạt động tốt. Vì vậy mà không có gì ngạc nhiên khi Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S.M. Krishna gần đây đã rất quan tâm tới tốc độ phát triển năng động về thương mại cũng như đầu tư ở Đông Á và Đông Nam Á.

 

Hợp tác giữa Ấn Độ và ASEAN đã phát triển với tốc độ nhanh kể từ khi Ấn Độ bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế và chính sách hướng Đông vào những năm 1990. Ấn Độ đã là một đối tác đối thoại đầy đủ tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 5 tại Bangkok, năm 1995 và trở thành thành viên của Diễn đàn khu vực ASEAN năm 1996. Ấn Độ và ASEAN đã tổ chức nhiều cuộc họp thượng đỉnh hàng năm kể từ năm 2002.

 

Ông Manmohan Singh sẽ tham dự hội nghị tượng đỉnh ASEAN- Ấn Độ lần thứ 8 tại Việt Nam vào tuần này.

 

Thỏa thuận FTA với ASEAN đã được ký vào tháng 8 năm ngoái tại Thái Lan sẽ thúc đẩy mối quan hệ kinh tế và thương mại của ASEAN với Ấn Độ. Thương mại của Ấn Độ với ASEAN đã tăng từ 39,08 tỷ USD vào năm 2007-08 lên 45,34 tỷ USD vào năm 2008-09. Ngoài ra tiềm năng thương mại cũng như đầu tư giữa Ấn Độ - ASEAN cũng vô cùng lớn.

 

Củng cố thêm chuyến đi của ông Manmohan Singh tới khu vực lần này là chuyến công du của Tổng thống Pratibha Patil tới Lào, Campuchia vào tháng trước. Tại những cuộc họp này, không chỉ có các thỏa thuận văn hóa được ký kết mà các cuộc thảo luận về kinh doanh cũng được tiến hành.

 

Trước đây, các chuyến công du chủ yếu mang tính hình thức. Nhưng giờ đây rất nhiều doanh nghiệp đã tháp tùng người đứng đầu nhà nước. Cụ thể, tháp tùng Tổng thống Patil tới Lào, Campuchia là 45 doanh nhân. Đây là xu hướng mới và đã tạo nên sự thay đổi lớn, cho phép các mối quan hệ kinh tế thúc đẩy các mối quan hệ song phương cũng như đa phương.

 

Tổng thống Patil cho biết mối quan hệ với Lào, Campuchia sẽ được mở rộng và sẽ được phát triển qua kênh song phương cũng như qua ASEAN. Tại Lào, Ấn Độ đã nâng khoản tín dụng trị giá 72,55 triệu USD để hỗ trợ 2 dự án điện. Còn tại Campuchia, Patil đã ký 2 thỏa thuận quan trọng. Ngoài ra, Campuchia hiện là nước điều phối viên với Ấn Độ tại ASEAN và sẽ đảm nhiệm chức chủ tịch ASEAN vào năm 2012.

 

Phan Anh

Theo The Economic Times