1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Ấn Độ chê chiến đấu cơ Pháp “quá đắt”

(Dân trí) - Ấn Độ sẽ chỉ mua 36 máy bay chiến đấu Rafale chúng quá đắt, Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ ngày 31/5 thông báo, làm tiêu tan những hi vọng của Pháp về một thỏa thuận lớn hơn, được thảo luận trong vài năm qua.

Một máy bay Rafale do Pháp chế tạo (Ảnh:
Một máy bay Rafale do Pháp chế tạo (Ảnh: AFP)
 
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar cho hay các kế hoạch của chính phủ trước đó nhằm mua 126 máy bay chiến đấu của công ty Dassault (Pháp) là “không có khả năng kinh tế và không cần thiết”.

“Chúng tôi sẽ không mua số còn lại. Chúng tôi chỉ mua 36 chiếc”, ông Parrikar nói với hãng tin PTI cho hay.

Trong chuyến thăm tới Pháp hồi tháng 4, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã thông báo rằng New Delhi đặt hàng 36 máy bay chiến đấu Rafale “sẵn sàng hoạt động”.

Thỏa thuận, trị giá khoảng 5,5 tỷ USD, diễn ra sau các cuộc đàm phán kéo dài nhiều năm về việc mua các máy bay chiến đấu.
Nhưng thỏa thuận cuối cùng thấp hơn nhiều so với các đề xuất trước đó nhằm mua 126 chiếc Rafale. Các cuộc đàm phán kéo dài về thỏa thuận đã bị bế tắc do tranh cãi về giá và các cam kết lắp đặt.

Ông Parrikar từng giảm nhẹ những kỳ vọng của Pháp về một thỏa thuận lớn hơn, nhưng các bình luận của ông hôm qua là mạnh mẽ nhất từ trước tới nay, nói rằng việc mua thêm các chiến đấu cơ Rafale có thể ảnh hưởng tới ngân sách mua sắm của Bộ Quốc phòng Ấn Độ.

Bộ trưởng Parrikar cho biết thêm, một ủy ban được thiết lập để vạch ra các chi tiết thỏa thuận sẽ hoàn tất công việc trong 2-3 tháng tới.

Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã thực hiện một chương trình hiện đại hóa quốc phòng quy mô lớn trị giá 100 tỷ USD, một phần nhằm bắt kịp các láng giềng đối thủ là Pakistan và Trung Quốc.

Kể từ khi lên nắm quyền một năm trước, chính phủ của Thủ tướng Modi đã phê chuẩn một loạt hợp đồng mua sắm thiết bị quân sự mới, vốn bị trì hoãn dưới thời chính phủ trước.

Thủ tướng Modi cũng không muốn Ấn Độ tiếp tục là nhà nhập khẩu quốc phòng số 1 thế giới, và muốn 70% thiết bị được chế tạo ở trong nước đến cuối năm 2020.
An Bình

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm