1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Ấn Độ chạy thử tàu ngầm hạt nhân tự chế

(Dân trí) - Ấn Độ hôm qua cho biết nước này sắp chạy thử tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên, đồng thời tiết lộ các dự án trị giá hàng tỷ USD nhằm trang bị cho hải quân các tàu chiến, máy bay và vũ khí hiện đại.

 
Tàu ngầm hạt nhân INS Sindhuvijay được Ấn Độ thuê của Nga.
Tàu ngầm hạt nhân INS Sindhuvijay được Ấn Độ thuê của Nga.

Con tàu mang tên INS Arihant (Kẻ huỷ diệt kẻ thù), nặng 6.000 tấn, được tiết lộ vào năm 2009 trong khuôn khổ một dự án nhằm chế tạo 5 con tàu như vậy. Các tàu này được trang bị tên lửa mang đầu đạn hạt nhân và ngư lôi.

“Arihant đang tiến tới giai đoạn vận hành, và chúng tôi hi vọng sẽ tiến hành các cuộc chạy thử trên biển trong những tháng tới”, Tư lệnh hải quân Ấn Độ, Đô đốc Nirmal Verma, phát biểu trước báo giới ngày 7/8.

“Học thuyết hạt nhân và hàng hải của chúng ta lúc đó sẽ được điều chỉnh để đảm bảo rằng sự an toàn hạt nhân từ biển của chúng ta”, ông Verma nói thêm.

Arihant được vận hành bởi một lò phản ứng hạt nhân công suất 85MW và có thể đạt vận tốc 44km/giờ, theo các quan chức quốc phòng. Tàu này có thể chở 95 người.

Hải quân Ấn Độ đã đưa vào sử dụng một tàu ngầm hạt nhân thuê của Nga hồi tháng 4 năm nay, gia nhập câu lạc bộ các quốc gia sở hữu tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân cùng Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Anh và Nga.

Tư lệnh Verman cho biết thêm 43 tàu chiến hiện đang được đóng tại các xưởng đóng tàu địa phương, trong khi chiếc đầu tiên trong số 6 tàu ngầm Scorpene do Pháp và Tây Ban Nha cùng chế tạo theo hợp đồng ký kết trước đó sẽ gia nhập hải quân vào năm 2015 và chiếc thứ 6 vào năm 2018.

Cũng theo ông Verman, hải quân Ấn Độ dự kiến sẽ đưa vào biên chế 8 máy bay do thám hàng hải tầm xa P-8I do hãng Boeing chế tạo vào năm 2013.

An Bình
Theo AFP