1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Ấn Độ cảnh báo: Trả giá đắt nếu ảo tưởng trong quan hệ với Trung Quốc

Mặc dù quân đội Trung Quốc đã rút khỏi khu vực Ladakh, nhà lãnh đạo Đảng Xã hội Chủ nghĩa Ấn Độ Mulayam Singh Yadav vẫn cảnh cáo chính phủ nước này, về nguy cơ bị Trung Quốc xâm chiếm đất đai.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Yadav đã lên tiếng cảnh báo chính phủ Ấn Độ không được “mơ hồ, mất cảnh giác”. Ông nói: “Trung Quốc sẽ làm nhiều điều hơn nữa vì họ muốn chiếm lĩnh một vùng rộng lớn trên lãnh thổ của Ấn Độ, bằng bất cứ giá nào”.

Tờ “Thời báo kinh tế” Ấn Độ đưa tin, ông Yadav luôn bày tỏ sự lo ngại về ý đồ thực sự của Trung Quốc. Ông cho biết: “Hiện nay, tuy quân đội Trung Quốc đã rút khỏi Ladakh nhưng ý đồ thực sự của họ là muốn chiếm lĩnh một vùng lãnh thổ rộng lớn, chạy suốt từ Himachal Pradesh cho đến các tiểu bang phía đông bắc của Ấn Độ”.

Tăng T-90S của quân đội Ấn Độ trên đường hành quân lên biên giới

Tăng T-90S của quân đội Ấn Độ trên đường hành quân lên biên giới

Ông còn cho biết thêm, suốt 10 năm qua, ông luôn cảnh cáo chính phủ Ấn Độ phải chú ý đến ý đồ của Trung Quốc và hoạt động củng cố các cơ sở quốc phòng, tăng cường binh lực của họ ở các quân khu giáp biên với các khu vực này, nhưng Chính phủ đã “không nghiêm túc xem xét” đến những ý kiến của ông.

Cựu Bộ trưởng Yadav nói tiếp, Trung Quốc muốn chiếm đóng một vùng lãnh thổ rộng lớn của Ấn Độ bằng mọi giá và họ đã sẵn sàng để thử lại một lần nữa. Chính phủ không nên có bất kỳ quan niệm sai lầm nào về Trung Quốc, nếu cứ ảo tưởng về “tình cảm hữu nghị” này thì Ấn Độ sẽ phải trả giả đắt.

Bản đồ các khu vực tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc

Bản đồ các khu vực tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc

Ngày 15-4 vừa qua, quân đội Trung Quốc đã xâm nhập sâu vào lãnh thổ Ấn Độ tới 19 km, lập 5 trại bằng lều bạt và kiên quyết không rút quân, mặc cho Ấn Độ phản đối quyết liệt và cũng điều động lính biên phòng đến đóng trại để ngăn cản, đồng thời huy động một lực lượng lớn lính dù, đặc nhiệm và bộ binh lên biên giới.

2 bên dựng trại đối địch với nhau trong khoảng 3 tuần, đến ngày 06/05 quân đội Trung Quốc mới rút lui khỏi khu vực chiếm đóng trái phép và trở về biên giới nước mình. Rất nhiều học giả và tướng lĩnh Ấn Độ cho rằng đây là đòn nắn gân của Bắc Kinh, thăm dò phản ứng của phía New Dehli, dọn đường cho âm mưu chiếm đóng thật sự trên quy mô lớn của họ.

Theo Đức Thắng
An ninh thủ đô