1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Âm mưu ám sát Stalin: Tình báo Nga và SS đấu trí

Thế chiến thứ II (WWII) qua đi nhưng còn rất nhiều bí ẩn quân sự liên quan đến các bên đến nay vẫn chưa được dư luận biết đến.

Trong đó có âm mưu ám sát Stalin do Phát xít Đức dày công theo đuổi.

Trong thời kỳ diễn ra WWII, Đức quốc xã đã âm thầm thực hiện chiến dịch dài hơi, vô cùng tốn kém nhằm ám sát lãnh đạo Liên Xô Josef Stalin bằng chiến dịch SS Operation Zeppelin (Zeppelin). Còn phía Liên Xô do nắm trước được âm mưu này nên đã thành lập chiến dịch chiếu tướng có tên Operation Fog (Chiến dịch Sương mù), do Grigorii Grigorenko ở Tổ chức phản gián quân sự (SMERSH) điều hành.

Âm mưu ám sát Stalin: Tình báo Nga và SS đấu trí - 1

Theo các chuyên gia phản gián Nga, phần lớn những gì viết về âm mưu ám sát Stalin trong chiến tranh thế giới đều mang tính hư cấu, không có các bằng chứng cụ thể.

Vụ ám sát tư lệnh tối cao của Liên Xô thất bại, được Phát xít Đức bỏ ra rất nhiều công sức. Đáng tiếc, nó lại trở thành một trong những kỳ tích thành công nhất của lực lượng phản gián Liên Xô, bằng Chiến dịch Sương mù (OF) do tướng Grigorii Fedorovich Grigorenko, ở Poltava (nay là Ukraine) điều hành.

Âm mưu ám sát Stalin: Tình báo Nga và SS đấu trí - 2

1. Động cơ thúc đẩy Đức thực hiện chiến dịch Zeppelin?

Thất bại trong các chiến dịch mùa đông ở vùng ngoại ô Moscow và chiến thuật chớp nhoáng Blitzkrieg không phát huy tác dụng và liên tục thất bại, buộc Đức phải chuyển hướng khai thác vai trò tình báo để tìm kiếm những cơ hội mới.

Để bắt đầu, vào tháng 3/1942, Văn phòng An ninh chính Reich (RSHA) đã cho ra đời kế hoạch tuyệt mật mang mã số Unternehmen Zeppelin.

Bốn tổ chức thân Đức Sonderkommandos tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Liên Xô đã được chọn để thực hiện chiến dịch này và được xem là một phần của Cục 6.

Ngoài ra, còn có một số phần tử phá hoại được Đức đào tạo để hoạt động chống phá Liên Xô từ bên trong.

Walter Schellenberg
Walter Schellenberg

Ngoài ra, tổ chức Sonderkommandos của Zeppelin còn hợp tác với hai tuyến tình báo quân sự khác của Đức là Abwehrkommandos và Abwehrgruppen.

Về cơ bản, chiến dịch Zeppelin triển khai trên quy mô rất lớn với nhiều cơ quan tình báo, phản gián, phá hoại, tuyên truyền, và các tổ chức phiến quân chống Liên Xô được tuyển dụng tham gia.

Điều này đã được RSHA thừa nhận: "Dự án không chỉ giới hạn ở hàng chục nhóm với các hoạt động khác nhau mà nó còn được đa dạng hoá, huy động nhiều tổ chức thuộc nhiều quốc gia trên thế giới tham dự".

Walter Schellenberg, người đứng đầu SD (cơ quan tình báo đối ngoại của Hilter) từng ghi trong cuốn hồi ký riêng mang tên Mê Cung (The Labyrinth) rằng, chưa bao giờ Đức lại huy động một lực lượng hùng hậu đến như vậy, nếu không nói là mang tính toàn cầu, được ưu tiên mọi thứ, từ tiền tài, vũ khí cho đến nhân lực... mà mục tiêu cuối cùng chỉ để triệt hạ một người duy nhất đó là Stalin.

Ngoài ra tù binh chiến tranh (POW) và lính chiêu hồi Xô Viết cũng được chọn hoặc tự nguyện tham gia trong chiến dịch. Sau khi đồng ý làm việc cho tình báo Đức và được Đức xác minh, những phần tử này được xem là "cùng hội cùng thuyền" với Wehrmacht (lính Đức).

Nhóm người này được cung cấp thực phẩm và điều kiện sống tốt nhất, thậm chí còn được phép đến Đức một cách tự do.

2. Zeppelin - chiến dịch tối quan trọng

Sau một số thất bại nghiêm trọng vào mùa xuân năm 1944, phát xít Đức bắt đầu xem lại những khả năng khác để ám sát Stalin. Nhân sự kiện trên làm cho người ta nhớ lại chiến dịch Operation Cicero, nhằm ám sát ba nhà lãnh đạo thuộc liên minh chống Hitler tham dự hội nghị Tehran và đã thất bại nhục nhã. Theo Walter Schellenberg, vào mùa hè năm 1944, ông ta đã được lệnh triệu tập đến lâu đài Fuschl Joachim von Ribbentrop.

Trong cuộc trò chuyện, những người đứng đầu bộ máy tình báo của Đức quốc xã đã chuyển chủ đề sang chiến dịch loại bỏ Stalin. Phân ban kỹ thuật của RSHA và cơ quan tình báo đối ngoại hay còn gọi là Dịch vụ An ninh (SD) đảm nhận nhiệm vụ này. Sau đó, Schellenberg còn có cuộc gặp bí mật với Heinrich Himmler, người trực tiếp thực hiện âm mưu thủ tiêu stalin.

Theo kế hoạch, hai cơ quan trên có nhiệm vụ gửi người đến Moscow. Với nhiệm vụ cụ thể đặt một trái bom vào xe của "lãnh đạo dân tộc", tức Stalin. Kế hoạch được tiến hành như sau, những kẻ phá hoại hay chiêu hồi, người có mối quan hệ thân tình với một trong số các tài xế thuộc đội xe đặc biệt của Kremlin sẽ thực thi công việc này vào thời điểm tối ưu, sau đó cố gắng tìm cánh "biến đi đâu đó" để che mắt đối phương.

Mục tiêu ám sát cuối cùng đã được giao cho một phần tử có tên Petr Tavrin, một chiêu hồi và tội phạm có hệ thống người Ukraina, tên thật là Shilo.

Otto Skorzeny, kẻ đứng đầu lực lượng biệt kích phát xít Đức
Otto Skorzeny, kẻ đứng đầu lực lượng biệt kích phát xít Đức

Petro Shilo là một trong những "cán bộ có uy tín", nhưng nhiều lần đã trốn khỏi trại và không chỉ thay đổi hình dạng mà còn thay đổi cả tên gọi lẫn lý lịch trích ngang.

Shilo-Tavrin được xem là ứng viên sáng giá của SS, vừa có tiền án, tiền sự, lại có tên trong "bản đồ" giới tội phạm với bề dầy đáng nể. Đặc biệt, Tavrin còn có tố chất giỏi luồn sâu leo cao, kể cả trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. Trước chiến tranh, Tavrin đã có thời gian đảm nhận chức điều tra viên cho một văn phòng công tố ở vùng Voronezh.

Năm 1941, Tavrin được tuyển vào quân đội, chỉ bốn tháng trong quân ngũ, Tavrin đã tự nguyện đầu hàng. Trong trại giam, Tavrin được đãi ngộ theo một chế độ đặc biệt.

Sau khi nghiên cứu lý lịch, và phân tích khả năng, Tavrin được giao cho Heinz Gräfe, sĩ quan phụ trách một số chương trình đặc biệt của Zeppelin, và được đào tạo theo một chương trình riêng biệt của ngành tình báo Zeppelin-Nord.

Ban đầu đóng tại Pskov, sau đó, Zeppelin-Nord chuyển đến Riga và khi Tavrin đã đạt được một số thành tích nhất định đã được giao cho Otto Skorzeny, siêu điệp viên, kẻ đứng đầu lực lượng biệt kích của Đức quốc xã.

Ngay lập tức, Tavrin được chuyển đến một ngôi nhà an toàn ở Pskov, được gặp người vợ tương lai Lydia Shilova. Lydia Shilova không chỉ là vợ mà còn đảm nhận vai trò của SS giao, người giữ vai trò "phát ngôn riêng" cho Tavrin do Shilova làm trong ngành phát thanh.

Tavrin và Lidia Shilova
Tavrin và Lidia Shilova

Cũng trong thời gian này kẻ phản bội Tavrin đã được phong chức danh rởm, Anh hùng Liên Xô, thiếu tướng, Phó chỉ huy Bộ phận phản gián SMERSH thuộc cánh quân thứ 39 Mặt trận Baltic thứ nhất. Còn Shilova phát thanh viên đài truyền thanh, bỗng dưng "trở thành" thiếu úy thuộc SMERSH.

Do ý nghĩa vô cùng quan trọng nên chiến dịch Zeppelin được ưu tiên ở mức cao nhất, được sử dụng một phi cơ hạng sang Arado-232. Có thể hoạt động trong mọi tình huống, kể cả ban đêm, và thả bất kỳ nhóm gián điệp, hay phá hoại nào khi cần, cả trên núi cao lẫn trên mặt biển,hay trên đầm lầy, do được trang bị nhiều thiết bị hiện đại, còn tài xế lại rất giỏi, từng qua các khoá huấn luyện đặc biệt.

Tavrin ám sát Stalin bằng thiết bị đặc biệt có tên Panzerknacker (kẻ diệt tăng), nạp tới 9 viên đạn. Về bản chất, đây là súng phóng lựu loại nhỏ có tên Faustpatrone, nòng ngắn, dễ dàng giấu dưới ống tay áo rộng. Có thể bắn giáp dày hơn 30 mm ở khoảng cách 300m.

Ngoài ra, Tavrin còn được trang bị một trái mìn từ tính, chốt được điều khiển bằng radio cùng với hàng loạt súng ngắn nữa, trong đó có khẩu Webley & Scott với tám băng đạn, kèm theo 15 viên có chứa chất độc.

3. Bắt đầu từ sự cố bất ngờ của máy bay Arado

Việc bàn giao các phần tử chống lại Liên Xô diễn ra vào ngày 5/9/1944 tại huyện Karmansovskii, vùng Smolensk. Tuy nhiên, Arado máy bay từng được ca ngợi bỗng dưng dở chứng, một phần do thời tiết Nga lúc đó quá xấu.

Phi công bị mắc kẹt trong một cơn bão diễn ra ban đêm, làm cho máy không thể quay trở lại điểm xuất phát, và bị rơi. Sau khi ra khỏi máy bay, nhóm của Tavrin đã phải dùng xe máy để đi tiếp về hướng đông.

Các phi công Đức còn lại đã quyết định nổ tung máy bay để phi tang, trước khi vượt qua chiến tuyến để trở về căn cứ. Mọi thứ đã diễn ra trái ngược với dự tính, việc gây nổ Arado đã thu hút sự chú ý của các nhân viên tuần tra và phản gián của Liên Xô.

Ngay lập tức, một cuộc tìm kiếm đã được khởi động, các phi công của Đức đã rơi vào tầm ngắm. Kết quả, một bị bắn hạ và hai bị bắt.

Sự việc không dừng lại, NKVD (Ủy ban An ninh Quốc gia, tổ chức tiền thân của KGB sau này) của Liên Xô đã tiếp tục truy tìm chứng cứ, để khám phá tung tích những người đi trên máy bay.

Hậu quả nhóm phản quốc của Tavrin đã bị bắt ngay sau đó tại vùng ngoại ô Smolensk, được giải về Moscow.

Stalin đã đích thân thông báo về vụ việc và đích thân thẩm vấn nhóm người này. Nhân sự kiện trên và được sự đồng ý của Stalin, cơ quan phản gián của Liên Xô đã quyết định tham gia trò chơi radio đấu trí với người Đức.

Nhiệm vụ này được giao cho Grigorii Grigorenko làm tổng tư lệnh, ngoài ra còn có tướng G. Utekhin, tướng V. Baryshnikov, và đại tá V. Abakumov cùng tham dự.

Gregorii Federovich Grigorenko sinh ngày 18/8/1918 tại thị trấn Zenkov, vùng Poltava , nay thuộc địa phận Ukraine, trong gia đình lao động nhà nước.

Sau khi học xong trung học, ông có ý định học tiếp đại học nông nghiệp, nhưng sau đó lại rẽ trái thi vào khoa Vật lý và Toán học thuộc Học viện Sư phạm Poltava.

Tốt nghiệp năm 1939, Grigorenko đã được mời làm việc trong các cơ quan nhà nước. Năm 1940, ông nhập ngũ và được bổ nhiệm chức Trợ lý an ninh Sở Đặc vụ thuộc Sư đoàn Bộ binh 151 của NKVD tại Quận Kharkov.

Ngay từ khi chiến tranh xảy ra, Grigorii Grigorenko đã tham dự nhiều trận đánh dưới tư cách là một sĩ quan an ninh của Sở đặc vụ thuộc Lữ đoàn dù số 4 NKVD tại quận Kharkov. Ông từng bị thương nghiêm trọng, và sau khi xuất viện, Grigorii đã được điều về Sở đặc vụ thuộc Lữ đoàn rà phá bom mìn thuộc mặt trận Stalingrad.

Năm 1942, ông đã hoàn thành khóa học tại Trường cao học NKVD, nơi chuyên đào tạo lãnh đạo, sau đó đã được phân công đảm nhận nhiệm vụ phản gián tại NKVD. Phân ban của ông có nhiệm vụ phá vỡ các âm mưu tình báo và lật đổ của Đức quốc xã. Grigorenko gia nhập một nhóm công tác đặc biệt thuộc Văn phòng Trung ương, tổ chức các trò chơi phát thanh (radio) chống lại tình báo Đức bằng cách sử dụng và khai thác tù binh Đức.

Tướng Grigorii Grigorenko
Tướng Grigorii Grigorenko

Tổ chức này còn có nhiệm vụ thâm nhập bí mật vào các tổ chức mật vụ của Hitler, thu thập thông tin tình báo các hoạt động lật đổ chống lại Liên Xô, và áp dụng các biện pháp tuyên truyền làm cho dư luận hiểu sai về chỉ huy tối cao của Đức qua các nguồn tin có chủ ý của Liên Xô.

Năm 1943, thuyền trưởng Grigorenko đã được điều về Tổ chức phản gián quân sự số 3 (SMERSH) thuộc Nhân uỷ Quốc phòng (NKO), chuyên thực hiện trò chơi radio đấu trí với kẻ thù. Trước khi sự việc với Tavrin, Grigorenko đã có nhiều kinh nghiệm tham gia trong Chiến dịch Enigma (mã hoá Enigma) hay còn gọi là Zagadka.

Ngày 27/9/1944 dưới sự giám sát của Grigorenko, Tavrin tham gia vào chương trình phát sóng đầu tiên. Tavrin bắt đầu gửi đi một thông điệp về tổng hành dinh của Đức quốc xã báo tin đã đến Nga.

Một ngày trôi qua, nhưng Berlin vẫn im lặng. Một tháng sau, người Đức trả lời bằng cách khẳng định đã nhận được điện tín và hỏi Tavrin về những gì đã xảy ra với máy bay Arado và những người đi cùng. Thông báo được Tavrin hồi âm cho Đức quốc xã có nội dung như sau:

Hiện tôi đang ở ngoại ô Moscow, cụ thể là làng Lenino, số nhà 26, đường Kirpichnaia Street. Hãy cho tôi biết trung tâm đã nhận được thêm thông tin về chuyến hạ cánh của tôi chưa. Một lần nữa, đề nghị truyền phát thông tin chậm trên đài để chúng tôi rõ. Cho tôi gửi lời chào tạm biệt mọi người. Ký tên L.I.

Ngay sau đó, phía Đức đã trả lời: "Nhiệm vụ của anh là xây dựng cơ sở thật vững tại Moscow để chuẩn bị cho các bước hoạt động tiếp theo. Ngoài ra, anh phải báo cáo về tình hình ở Moscow và điện Kremlin". Grigorenko đã thông báo thông tin nói trên cho thượng cấp, và khẳng định người Đức đã cắn câu. Từ đây chiến dịch có tên OF (Sương mù) hay Tuman chính thức phát huy tác dụng.

Tavrin (phải) và người giám sát của SD
Tavrin (phải) và người giám sát của SD

Việc liên lạc ban đầu chưa phải là thành công tuyệt đối, Abwehr và SD đều là những cỗ máy phản gián sừng sỏ của Đức, cả hai đã tiến hành xác minh các thông tin của Tavrin.

Về phần mình Grigorenko quyết định, mục đích chính của chiến dịch là sao chép công việc Tavrin của để thuyết phục người Đức từ bỏ chương trình đào tạo, và gửi những nhóm chiêu hồi thực hiện những công việc tương tự, kể cả những phi vụ Liên Xô có thể không biết.

Trong nhiều tháng, Grigorenko và SMERSH đã tiến hành nghiên cứu các động thái của tình báo Đức. Năm 1945, người Đức hy vọng sẽ thành công trong chiến dịch ám sát Stalin. Trung tâm tình báo Đức đã yêu cầu Tavrin tăng tốc, còn về phần minh Tavrin liên tục chuyển về những thông tin chứa đựng nhiều hy vọng.

Ví dụ, tháng Giêng năm 1945, nhóm của Tavrin đã gửi một bức điện về trung tâm nới về chiến thắng đang tới gần, điều này làm cho Hitler lại càng tin tưởng, mặc dù trên các chiến trường quân Đức đang gặp phải những khó khăn chồng chất.

Trò chơi radio Fog vẫn tiếp diễn cho đến khi quân Đức đầu hàng, trong quá trình diễn ra trò chơi đấu trí này, nhiều quan chức cấp cao tại Văn phòng An ninh Reich vẫn liên lạc thường xuyên với Tavrin mà không hề hay biết rằng đây chỉ là con tốt đen trong trò chơi ma quái này do Liên Xô đạo diễn. Phía Đức coi Tavrin là nhân vật quan trọng của chiến dịch Zeppelin, thậm chí còn hứa thưởng xứng đáng sau khi chiến dịch kết thúc.

Chiến dịch Fog hoàn thành, tất cả những người tham gia đều nhận được giải thưởng nhà nước, Grigorenko được xem là chuyên gia lão luyện trong cuộc đối đầu trí tuệ giữa hai chiến tuyến, của hai lực lượng phản gián sừng sỏ của nhất thế giới những năm đầu thế kỷ 20 với 183 trò chơi radio cả thảy.

5. Thay lời kết: Sương mù đã tạnh

Sau chiến tranh, Grigorenko làm việc trong tình báo quân sự, trở thành người đứng đầu của Cục 14 FCD thuộc KGB. Năm 1962, trên cơ sở của Cục 14 , Sở dịch vụ 2 của KGB được thành lập, Grigorenko tiếp tục lãnh đạo sở này cho đến năm 1969.

Từ năm 1969 đến 1983, Gregorii đứng đầu Cơ quan phản gián Tổng cục 2 KGB. Trong quá trình công tác, Grigorenko đã phát triển và thực hiện thành công hệ thống phức tạp các biện pháp nghiệp vụ liên quan đến công tác phản gián.

Đây là "thời hoàng kim" của phản gián Xô Viết thời kỳ chiến tranh lạnh, trong đó có đóng góp không nhỏ của Grigorenko.

Cựu sĩ quan SMERSH/KGB Grigorii Grigorenko
Cựu sĩ quan SMERSH/KGB Grigorii Grigorenko

Cuộc đời của tướng Grigorenko đã được dựng thành phim TASS is Authorized to Announce (TASS được quyền tuyên bố). Bản thân ông còn là tác giả cuốn sách Best-seller, Only Rats Can be Found in the Underground ra đời thập niên 70 của thế kỷ trước.

Những năm cuối đời, Grigorenko làm việc cho KGB, và là một trong những phó Tổng thư ký cho Yuri Andropov.

Sau cái chết của Andropov, Grigorenko đã ngừng hoạt động cho KGB. Ông qua đời ngày 19/5/2007 ở tuổi 88, và theo đề nghị của Grigorenko, Hội Cựu chiến binh phản gián (AVC) đã được ra đời trong đó tướng Vetkon là người đầu tiên được bầu làm chủ tịch của tổ chức này.

Theo Khắc Nam

Đất Việt