1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Ám ảnh nỗi đau chiến tranh tại “địa ngục trần gian” ở Syria

(Dân trí) - Những cuộc tấn công của lực lượng chính phủ Syria tại khu vực do phe nổi dậy kiểm soát ở Đông Ghouta đã cướp đi sinh mạng của hơn 500 dân thường trong một tuần. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc mô tả nơi này là “địa ngục trần gian”.

Ám ảnh nỗi đau chiến tranh tại “địa ngục trần gian” ở Syria

Gần một tuần sau khi các lực lượng chính phủ tiến hành một trong những đợt tấn công khốc liệt nhất trong cuộc nội chiến tại Syria tại các khu vực do phe nổi dậy kiểm soát ở Đông Ghouta, hơn 520 người đã thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương. (Ảnh: AFP)
Gần một tuần sau khi các lực lượng chính phủ tiến hành một trong những đợt tấn công khốc liệt nhất trong cuộc nội chiến tại Syria tại các khu vực do phe nổi dậy kiểm soát ở Đông Ghouta, hơn 520 người đã thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương. (Ảnh: AFP)

Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria, ít nhất 121 trẻ em đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh ở Đông Ghouta - vùng ngoại ô thủ đô Damascus. Nhiều em nhỏ đã may mắn được đưa tới bệnh viện để cấp cứu kịp thời. (Ảnh: AFP)
Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria, ít nhất 121 trẻ em đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh ở Đông Ghouta - vùng ngoại ô thủ đô Damascus. Nhiều em nhỏ đã may mắn được đưa tới bệnh viện để cấp cứu kịp thời. (Ảnh: AFP)

Những quả bom được ném liên tiếp vào các cơ sở y tế, khiến các bác sĩ làm việc bên trong các cơ sở còn sót lại phải “vật lộn” với thời gian để có thể điều trị cho rất đông những bệnh nhân bị thương. (Ảnh: AFP)
Những quả bom được ném liên tiếp vào các cơ sở y tế, khiến các bác sĩ làm việc bên trong các cơ sở còn sót lại phải “vật lộn” với thời gian để có thể điều trị cho rất đông những bệnh nhân bị thương. (Ảnh: AFP)

Lực lượng cứu hộ Mũ bảo hiểm trắng ước tính ít nhất 350 thi thể đã được tìm thấy trong 4 ngày đầu tiên của đợt tấn công. Việc sử dụng các loại bom, đạn pháo và tên lửa khiến việc tìm kiếm và thống kê thi thể nạn nhân gặp nhiều khó khăn. (Ảnh: AFP)
Lực lượng cứu hộ Mũ bảo hiểm trắng ước tính ít nhất 350 thi thể đã được tìm thấy trong 4 ngày đầu tiên của đợt tấn công. Việc sử dụng các loại bom, đạn pháo và tên lửa khiến việc tìm kiếm và thống kê thi thể nạn nhân gặp nhiều khó khăn. (Ảnh: AFP)

“Có lẽ sẽ còn nhiều người chết nữa. Chúng tôi không thể đếm hết các thi thể vì máy bay chiến đấu vẫn đang oanh tạc trên bầu trời”, Siraj Mahmoud, phát ngôn viên của lực lượng Mũ bảo hiểm trắng, nói với Reuters. (Ảnh: AP)
“Có lẽ sẽ còn nhiều người chết nữa. Chúng tôi không thể đếm hết các thi thể vì máy bay chiến đấu vẫn đang oanh tạc trên bầu trời”, Siraj Mahmoud, phát ngôn viên của lực lượng Mũ bảo hiểm trắng, nói với Reuters. (Ảnh: AP)

Nhiều người may mắn thoát chết hoặc chỉ bị thương vẫn đang ẩn nấp bên dưới các boong-ke ngầm, song phải đối mặt với tình trạng không có điện nước sinh hoạt và thực phẩm cạn kiệt. (Ảnh: AP)
Nhiều người may mắn thoát chết hoặc chỉ bị thương vẫn đang ẩn nấp bên dưới các boong-ke ngầm, song phải đối mặt với tình trạng không có điện nước sinh hoạt và thực phẩm cạn kiệt. (Ảnh: AP)

“Tình hình thực sự thảm họa, lũ trẻ không có gì để ăn trong 2 ngày. Các hội đồng địa phương thậm chí không thể mang đồ ăn tới cho chúng. Người lớn còn có thể chịu được nhưng lũ trẻ thì không. Chúng tôi vẫn còn rất nhiều đứa trẻ dưới 6 tháng tuổi không có sữa bột trong khi các bà mẹ không thể cung cấp sữa cho con họ. Chúng tôi cũng có nhiều đứa trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi không có gì để ăn”, một nhà hoạt động cho biết. (Ảnh: Alamy)
“Tình hình thực sự thảm họa, lũ trẻ không có gì để ăn trong 2 ngày. Các hội đồng địa phương thậm chí không thể mang đồ ăn tới cho chúng. Người lớn còn có thể chịu được nhưng lũ trẻ thì không. Chúng tôi vẫn còn rất nhiều đứa trẻ dưới 6 tháng tuổi không có sữa bột trong khi các bà mẹ không thể cung cấp sữa cho con họ. Chúng tôi cũng có nhiều đứa trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi không có gì để ăn”, một nhà hoạt động cho biết. (Ảnh: Alamy)

Chỉ tính riêng trong ngày 24/2, Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria ước tính có ít nhất 29 dân thường thiệt mạng ở Đông Ghouta, trong đó có 17 người ở Douma. Các lực lượng liên tục trút bom xuống khu vực với 393.000 người dân đang bị mắc kẹt. (Ảnh: EPA)
Chỉ tính riêng trong ngày 24/2, Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria ước tính có ít nhất 29 dân thường thiệt mạng ở Đông Ghouta, trong đó có 17 người ở Douma. Các lực lượng liên tục trút bom xuống khu vực với 393.000 người dân đang bị mắc kẹt. (Ảnh: EPA)


Các bác sĩ làm việc gần như cả ngày lẫn đêm để điều trị cho các bệnh nhân. Tổ chức Bác sĩ không biên giới cho biết ít nhất 13 cơ sở y tế của tổ chức này đã bị tàn phá trong các cuộc tấn công từ ngày 18/2, gây ra không ít khó khăn cho công tác cứu hộ. Nhiều người đã thiệt mạng vì không được cứu chữa kịp thời. (Ảnh: EPA)

Các bác sĩ làm việc gần như cả ngày lẫn đêm để điều trị cho các bệnh nhân. Tổ chức Bác sĩ không biên giới cho biết ít nhất 13 cơ sở y tế của tổ chức này đã bị tàn phá trong các cuộc tấn công từ ngày 18/2, gây ra không ít khó khăn cho công tác cứu hộ. Nhiều người đã thiệt mạng vì không được cứu chữa kịp thời. (Ảnh: EPA)

“Mỗi phút lại có 10 đến 20 vụ không kích. Tôi điều trị cho một người nhưng chỉ 1-2 ngày sau họ trở lại với một vết thương khác. Liên Hợp Quốc đang ở đâu?”, Bác sĩ Bassam làm việc tại Đông Ghouta nói. (Ảnh: EPA)
“Mỗi phút lại có 10 đến 20 vụ không kích. Tôi điều trị cho một người nhưng chỉ 1-2 ngày sau họ trở lại với một vết thương khác. Liên Hợp Quốc đang ở đâu?”, Bác sĩ Bassam làm việc tại Đông Ghouta nói. (Ảnh: EPA)

“Tôi đang chờ cái chết đến với con tôi. Ít nhất sau khi chết cháu sẽ không còn đau đớn nữa. Cháu sẽ được lên thiên đường. Ít nhất ở thiên đường cháu vẫn có cái để ăn!”, một bà mẹ Syria đau đớn nói bên cạnh đứa con trai được điều trị trong bệnh viện. (Ảnh: EPA)
“Tôi đang chờ cái chết đến với con tôi. Ít nhất sau khi chết cháu sẽ không còn đau đớn nữa. Cháu sẽ được lên thiên đường. Ít nhất ở thiên đường cháu vẫn có cái để ăn!”, một bà mẹ Syria đau đớn nói bên cạnh đứa con trai được điều trị trong bệnh viện. (Ảnh: EPA)

Trong khi các lực lượng cứu trợ nhân đạo gặp khó khăn trong việc tiếp cận khu vực giao tranh ở Đông Ghouta, nguồn thuốc men điều trị cho những người bị thương ngày càng cạn kiệt và lương thực trở thành mặt hàng đắt đỏ với đa số người dân. (Ảnh: Getty)
Trong khi các lực lượng cứu trợ nhân đạo gặp khó khăn trong việc tiếp cận khu vực giao tranh ở Đông Ghouta, nguồn thuốc men điều trị cho những người bị thương ngày càng cạn kiệt và lương thực trở thành mặt hàng đắt đỏ với đa số người dân. (Ảnh: Getty)

Chính phủ Syria tuyên bố không nhắm mục tiêu tới dân thường, mà chỉ đang tìm cách giải phóng Đông Ghouta khỏi những “kẻ khủng bố” - cụm từ được sử dụng để mô tả những phiến quân thánh chiến và các nhóm nổi dậy chiếm giữ Đông Ghouta. (Ảnh: Getty)
Chính phủ Syria tuyên bố không nhắm mục tiêu tới dân thường, mà chỉ đang tìm cách giải phóng Đông Ghouta khỏi những “kẻ khủng bố” - cụm từ được sử dụng để mô tả những phiến quân thánh chiến và các nhóm nổi dậy chiếm giữ Đông Ghouta. (Ảnh: Getty)

Các nhà lãnh đạo thế giới đã lên tiếng cảnh báo về tình cảnh sống trong “mưa bom bão đạn” của dân thường Syria. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres mô tả các cuộc tấn công của lực lượng chính phủ Syria vào Đông Ghouta đã biến nơi này thành “địa ngục trần gian” và kêu gọi lập tức chấm dứt chiến sự. (Ảnh: Reuters)
Các nhà lãnh đạo thế giới đã lên tiếng cảnh báo về tình cảnh sống trong “mưa bom bão đạn” của dân thường Syria. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres mô tả các cuộc tấn công của lực lượng chính phủ Syria vào Đông Ghouta đã biến nơi này thành “địa ngục trần gian” và kêu gọi lập tức chấm dứt chiến sự. (Ảnh: Reuters)

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc mô tả tình hình tại Đông Ghouta là “thảm họa nhân đạo” và cộng đồng quốc tế “không thể để mọi thứ xảy ra theo cách khủng khiếp vậy”. (Ảnh: Reuters)
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc mô tả tình hình tại Đông Ghouta là “thảm họa nhân đạo” và cộng đồng quốc tế “không thể để mọi thứ xảy ra theo cách khủng khiếp vậy”. (Ảnh: Reuters)

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 24/2 đã nhất trí thông qua nghị quyết kêu gọi ngừng bắn kéo dài 30 ngày trên toàn lãnh thổ Syria để mở đường cho viện trợ nhân đạo và sơ tán y tế. Lệnh ngừng bắn không áp dụng đối với các hoạt động chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), tổ chức Al-Qaeda, Mặt trận al-Nusra và các nhóm khủng bố khác. (Ảnh: Reuters)
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 24/2 đã nhất trí thông qua nghị quyết kêu gọi ngừng bắn kéo dài 30 ngày trên toàn lãnh thổ Syria để mở đường cho viện trợ nhân đạo và sơ tán y tế. Lệnh ngừng bắn không áp dụng đối với các hoạt động chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), tổ chức Al-Qaeda, Mặt trận al-Nusra và các nhóm khủng bố khác. (Ảnh: Reuters)

Thành Đạt

Tổng hợp