1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Ai thắng trong “cuộc chiến cấm vận”?

Đã một năm kể từ khi các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực ngày 17-3-2014, kéo theo một lệnh trừng phạt đáp trả của Moscow. Dù cả hai bên đều chịu thiệt hại trong "cuộc chiến cấm vận” nhưng kết quả của nó không bao giờ được như phương Tây mong đợi.

Cuộc chiến cấm vận kéo dài suốt một năm qua gây ảnh hưởng đến cả EU và Nga (Nguồn: DPA)
Cuộc chiến cấm vận kéo dài suốt một năm qua gây ảnh hưởng đến cả EU và Nga (Nguồn: DPA)

Nga được tiếp thêm động lực

Dù các lệnh trừng phạt đã khiến giá cả các mặt hàng ở Nga tăng giá nhẹ, chúng vẫn không thể kiềm chế được sức mua của người dân. Thực tế, vấn đề của Moscow trước các lệnh trừng phạt này chủ yếu thuộc ngành công nghiệp dầu mỏ bởi nó khiến giá dầu mỏ giảm. Hiệu ứng không ngờ tới của các lệnh trừng phạt này lại chính là Nga bắt đầu đa dạng hóa các nhà cung cấp nông sản trong nước, xem lệnh trừng phạt đáp trả của họ đối với mặt hàng nông sản của châu Âu như một động lực để tìm kiếm thêm các đối tác kinh tế ngoài châu Âu, như Ai Cập chẳng hạn. Điều này hoàn toàn phù hợp với chính sách đa cực của Nga.

EU họp bàn về lệnh trừng phạt đối với Nga

Nguyên thủ quốc gia và đại diện của 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu các cuộc thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh của khối này diễn ra trong hai ngày 19 và 20-3 tại thủ đô Brussels, Bỉ. Hội nghị tập trung thảo luận về cách thức giúp các nước châu Âu giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga, cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine và việc kéo dài các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga. Trước đó, lãnh đạo Mỹ và Đức đã có cuộc điện đàm, từ đó khẳng định sẽ tiếp tục duy trì lệnh trừng phạt đối với Nga.

Trong khi đó, trước những lệnh trừng phạt tới tấp của châu Âu, chủ nghĩa yêu nước và sự đoàn kết ở Nga lại trỗi dậy mạnh mẽ. Trong khi không đáp trả mạnh tay đối với phương Tây, Nga lại có cơ hội để nhận ra rằng không nên quá dựa dẫm vào các đối tác kinh tế EU, mà phải phát triển thêm nhiều đối tác ở các khu vực khác. Theo một cách nào đó, lệnh trừng phạt của EU như đã tiếp sức cho nước Nga trên con đường đa cực, với sự ủng hộ toàn diện của người dân trong nước.

Châu Âu chia rẽ

Ngược lại, chính việc trừng phạt Nga đã có tác dụng ngược đến một số nền kinh tế vốn đã yếu kém trong EU như Ba Lan và Hy Lạp, đặc biệt là sau khi Nga tuyên bố áp dụng lệnh trừng phạt đáp trả. Sản phẩm nông sản quá thừa thãi ở nhiều nước EU, lại thêm nguồn cầu thấp, đã buộc các nước này phải bán sản phẩm với cá giá rẻ mạt không có lợi nhuận. Từ việc nhiều công ty nông sản phá sản đã sản sinh ra một nhóm vận động hành lang có thể trở thành nhân tố ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử ở những nước này trong tương lai.

"Cuộc chiến cấm vận” cũng gây chia rẽ sâu sắc trong nội bộ EU, giữa một bên ủng hộ và một bên phản đối chính sách trừng phạt Nga của EU. Trong số đó, các nước Italia, Hungary, Hy Lạp, đảo Síp, Cộng hòa Séc, Tây Ban Nha, Áo và Slovakia phản đối cấm vận Nga, tạo nên một khối riêng trong EU, tạo nên những bất đồng trong các vòng họp tại Brussels. Viễn cảnh đáng ngại nhất là nếu một trong hai nước, Đức hoặc Pháp, cũng chuyển sang phản đối trừng phạt Nga, chính sách của EU đối với Nga sẽ đảo chiều, tổn hại ghê gớm tới mối quan hệ với Mỹ.

Thất bại của Mỹ

Nhìn chung, cuộc chiến cấm vận đã tạo động lực cho sự đoàn kết trong nội bộ nước Nga nhưng lại chia rẽ sâu sắc châu Âu. Sự kiện này được các nhà phân tích xem là một cơ hội của Nga trong việc đa dạng hóa các đối tác kinh tế, chính trị của họ.

Trong khi đó, EU hiện tại lại tỏ ra khá dè chừng trước lời kêu gọi của Mỹ tiếp tục trừng phạt Nga trong bối cảnh có thể xảy ra một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Và cũng như nhiều nhà phân tích từng nhận định, căng thẳng mới trong quan hệ Mỹ-Nga chính là động lực để Washington chia rẽ mối quan hệ EU-Nga và để lôi kéo thêm nhiều nước về phía mình. Thế nhưng, trong khi cố gắng chia rẽ EU-Nga, Mỹ lại thất bại khi các lệnh trừng phạt trở thành động lực để Nga và Trung Quốc bắt tay nhau.
Theo Khánh Duy
Đại đoàn kết