1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Ai ám sát các thủ lĩnh ly khai ở miền Đông Ukraine?

Nga sẽ không thương lượng với Mỹ về tình hình Đông Ukraine sau hàng loạt vụ ám sát các thủ lĩnh dân quân ở Donbass liên tiếp diễn ra.

Điện Kremlin hôm 9/2 cho biết khả năng tình hình ở Đông Ukraine sẽ không được đưa ra thương lượng trong cuộc gặp của Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin.

Reuters dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin thông tin, Nga và Mỹ chắc hẳn sẽ có một số các thỏa thuận trong cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo sắp tới, song tình hình chiến sự ở miền Đông Ukraine chắc hẳn sẽ không nằm trong bất cứ thỏa thuận nào.

Nga không muốn Mỹ là bên trực tiếp tham gia vào thỏa thuận ở miền Đông Ukraine.
Nga không muốn Mỹ là bên trực tiếp tham gia vào thỏa thuận ở miền Đông Ukraine.

Trước đó, phía Nga có các hành động khen ngợi vị lãnh đạo mới của Mỹ trong vấn đề Ukraine và đặt niềm tin giải quyết vấn đề Ukraine càng sớm càng tốt.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trước đó bày tỏ tin tưởng về việc tân Tổng thống Mỹ có thể có cái nhìn toàn diện và am hiểu hơn về Đông Ukraine so với người tiền nhiệm Barack Obama, đồng thời tỏ ý giúp đỡ Mỹ trong việc cung cấp các thông tin ở đất nước láng giềng đầy bất ổn cho phía Mỹ.

Những phát ngôn ngược ý nhau của chính quyền Nga càng cho thấy dù tin tưởng nhưng những gì đang xảy ra ở Đông Ukraine không thể khiến Moscow trao quyền thỏa thuận đối với Mỹ, đặc biệt là khi tình hình ngày càng căng thẳng bởi hàng loạt các chỉ huy quân đội của lực lượng ly khai ở miền Đông thiệt mạng.

Trong những tháng cuối năm 2016, đầu năm 2017, đã có tới 3 thủ lĩnh cấp cao và có ảnh hưởng mạnh mẽ tại các khu vực ly khai tử nạn, đều do các thiết bị nổ gây ra và bị cáo buộc là do đặc nhiệm Ukraine ám sát. Gần đây nhất là chỉ huy quân đội của nước Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng có biệt danh là Givi. Ông Givi bị ám sát bằng một thiết bị nổ ngay trong phòng làm việc.

Hồi tháng 10/2016, một thủ lĩnh huyền thoại khác của quân miền Đông Ukraine là Aresen Pavlov, còn có biệt danh Motorola cũng bị giết sau một vụ nổ tại nhà riêng của ông.

Sau cái chết của vị Thủ lĩnh quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DNR) có biệt danh Motorola, hàng loạt các cáo buộc ám sát được gán cho phe chính phủ Ukraine trong đó có cả lính đánh thuê Mỹ.

Givi và Motorola huyền thoại của miền Đông Ukraine đã tử nạn.
Givi và Motorola huyền thoại của miền Đông Ukraine đã tử nạn.

Arsen Pavlov đã bị ám sát trong thang máy tòa nhà đang sống vì một quả bom phát nổ. Ngoài ra, một số người khác cũng bị thương. Lực lượng ly khai khẳng định, vụ ám sát vị thủ lĩnh đáng nể của họ được thực hiện bởi một nhóm trinh sát - tình báo thuộc Cơ quan An ninh Quốc gia Ukraine (SBU). Bộ Nội vụ Ukraine và Cơ quan An ninh SBU đã bình luận về cái chết của Pavlov, nhưng không một cơ quan nào nhận trách nhiệm về cái chết của Motorola.

Cũng trong khoảng thời gian đó, Moscow thông tin có nhiều bằng chứng cho thấy quân đội Mỹ ngày càng hiện diện đông đảo ở khu vực biên giới.

Truyền thông Nga dẫn thông tin từ cơ quan theo dõi không quân nước này khẳng định, UAV chiến lược của Mỹ mang tên Northrop Grumman RQ-4 Global Hawk đã thực hiện chuyến bay do thám gần bán đảo Crimea, tiếp cận bán đảo này từ phía Ukraine và Biển Đen. Sau đó nó tiến vào không phận Ukraine trong khu vực Nikolaev và tiếp tục bay về phía Đông qua Kherson và Melitopol.

Còn phía các lực lượng ly khai khẳng định, các đơn vị trinh sát của Cộng hòa nhân dân Lugansk tự xưng (LPR) đã phát hiện sự xuất hiện của hàng trăm lính đánh thuê nước ngoài gần khu vực giáp ranh giữa quân chính phủ và phe ly khai.

Thủ lĩnh Motorola của quân đội DPR.
Thủ lĩnh Motorola của quân đội DPR.

Nhóm lính đánh thuê khoảng 150 người tới từ Mỹ, Canada, các nước thuộc vùng Baltic và Ba Lan.

Nhóm này đi trong xe off-road BMP và BTRs, có trang bị súng trường tấn công do Mỹ chế tạo, thậm chí vũ khí nhỏ được trang bị bởi lực lượng NATO cũng đã được xác định, đơn vị trinh sát trên xác nhận.

Ông Oleg Anaschenko - chỉ huy trưởng nhóm dân quân LPR khẳng định: "Theo thông tin nhận được các nguồn tin tình báo và sự trao đổi với người dân trong khu định cư gần khu vực của nhóm tiếp xúc, đã có hàng trăm tên lính đánh thuê đến từ Hoa Kỳ, Canada, các nước Baltic và Ba Lan. Lực lượng này được trang bị vũ khí và các thiết bị quân sự".

Ba khu trại được thành lập trong các khu định cư của người Ukraine và ở đó, các giảng viên nước ngoài đã đào tạo cán bộ quân đội Ukraine trinh sát, chiến đấu trong đô thị...

Thông tin này được lan truyền tới các phương tiện truyền thông ở Nga và các cơ quan thông tấn của 2 nước cộng hòa tự xưng, song sớm bị lãng quên bởi tính hợp pháp của tiếng nói lực lượng dân quân tại miền Đông Ukraine.

Theo Huy Vũ

Đất Việt