5 loại chiến đấu cơ hàng đầu của Mỹ
(Dân trí) - Kể từ sau Thế chiến II, Mỹ luôn sở hữu những loại chiến đấu cơ tối tân và uy lực nhất thế giới. Trang National Interest đã liệt kê 5 mẫu chiến đấu cơ hàng đầu trong lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới này.
1. F/A-18 Hornet
Được thiết kế bởi công ty McDonnell Douglas, chiến đấu cơ F/A-18 Hornet quen thuộc với đa số người dân Mỹ bởi đây chính là loại phi cơ của đội bay biểu diễn Blue Angels thuộc Hải quân Mỹ. Hornet nổi tiếng bởi tính linh hoạt và rất được ưa chuộng trong Hải quân Mỹ và các đồng minh.
F/A-18 có khả năng xuất phát từ các đường bay dã chiến hoặc từ tàu sân bay và đạt tầm bay xa tới 900 km. Chính điều này làm cho F/A-18 trở thành công cụ không thể thiếu trong các kế hoach củng cố sức mạnh Mỹ. Động cơ phản lực kép F404-GE-402 giúp nó có thể đạt đến trên tốc độ âm thanh.
F/A-18 có thể phù hợp với rất nhiều hệ thống vũ khí để thực hiện cả nhiệm vụ phòng thủ và tấn công. Đối với thế trận không đối không, Hornet đươc trang bị tên lửa Sidewinder và AIM-120 AMRAAM. Để tấn công mặt đất, đồng thời có hệ thống dẫn đường laser Paveway và các cảm biến hồng ngoại đảm bảo độ chính xác của các đợt ném bom.
2. F-22 Raptor
Là sản phẩm con cưng của gã khổng lồ Lockheed Martin, chiến đấu cơ F-22 Raptor đại diện cho trình độ tối tân của kỹ thuật quân sự Mỹ. Bắt đầu được đưa vào sử dụng từ năm 2005, F-22 là thế hệ thứ 5 của loại máy bay tiêm kích đa năng sử dụng kỹ thuật tàng hình. Công nghệ sử dụng trên F-22 tối tân tới mức Chính phủ Mỹ đã phải ban hành lệnh cấm xuất khẩu loại phi cơ này.
Công nghệ tàng hình của F-22 cho phép nó có thể âm thầm thâm nhập vùng chiến sự mà gần như không bị phát hiện. Mặc dù kích thước lên tới 19 m dài và sải cánh 13.5 m nhưng 2 động cơ phản lực cánh quạt đẩy F119-PW-100 cho phép F-22 có thể bay với vận tốc tối đa hơn 2.200 km/h.
Bên cạnh đó, loại phi cơ này còn nổi tiếng do sự “gọn gàng” của nó: tất cả hệ thống vũ khí đều được giấu kín bên trong. Điều này làm tăng khả năng tàng hình và đồng thời giảm các lực cản để tăng cường tính khí động học của F-22.
Để xứng tầm, F-22 có hệ thống vũ khí huỷ diệt dữ dội bậc nhất. Bên cạnh các loại tên lửa AIM-120 và Sidewinders, pháo tầm ngắn M61A2 20 ly cũng có mặt để chiếm thế thượng phong trong các các cuộc cận chiến không đối không. Để không kích mặt đất, F-22 có 2 quả bom GBU-32 nặng 500kg hoặc 8 quả GBU-39 nặng 125 kg.
Mãi đến 9/2014, F-22 Raptor mới được thực hiện nhiệm vụ đầu tiên khi tham gia không kích các căn cứ của lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
3. F-35 Joint Strike Fighter (JSF)
Còn được gọi là Lightning II, đây cũng là một sản phầm được thiết kế bởi Lockheed Martin trong khuôn khổ dự án hợp tác Joint Strike Fighter giữa Mỹ với các nước đồng minh nhằm thay thế thế hệ máy bay già nua F-16 và F/A-18. Mặc dù bị chỉ trích ở Mỹ do quá đắt đỏ, nhưng đây chắc chắn sẽ là thiết bị uy lực hàng đầu thế giới.
Giống như F-22, F-35 là loại máy bay tàng hình với hệ thống hấp thụ sóng radar. Hệ thống vũ khí có thể nhô ra hoặc giấu kín để đảm bảo tính khí động học và khả năng tàng hình. Động cơ Pratt and Whitney’s F-135 cho phép cho nó bay với tốc độ gần 2000km/h và phạm vi chiến đấu lên tới 1.100 km. Về trang bị, FSJ có tên lửa AIM-120 AMRAAM và pháo GAU-22/A 25 ly, bom dẫn đường laser Paveway IV, và đáng chú ý là bom hạt nhân B-61.
Trong khi F-22 bị cấm xuất khẩu, F-35 được chế tạo cho Mỹ và quân đội đồng minh. Tất cả các nước tham gia vào dự án đều có thể sở hữu F35. Điều này là cực kì quan trọng vì F-35 sẽ phát huy hết hiệu quả khi được phối hợp tác chiến trong một phi đội. “
4. MQ-9 Reaper
Về trang bị, một chiến đấu cơ MQ-9 có thể mang được gần 2 tấn khí tài, với một danh mục dài gồm các loại vũ khí tương thích từ bom laser cho tới các loại súng ống. Một điểm đáng giá là nó có hê thống camera tinh vi cho phép thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và theo dõi một cách hiệu quả nhất. Ngoài Mỹ, hiện MQ9-Reaper còn phục vụ trong lực lượng của NATO, Ý và Anh.
5. B-2 Spirit
Cuối cùng là chiếc máy bay ném bom siêu hạng B-2 Spirit. Vẻ bề ngoài đặc biệt cùng với các lớp sơn phủ đặc biệt chứa chất hấp thụ sóng radar xen kẽ với các lớp vật liệu cao tần giúp B2 trở thành loại phi cơ tàng hình thực sự. Ngoài ra, động cơ F118-GE-100 với chế độ kiểm soát nhiệt độ khí thải của nó cũng góp phần vào việc che giấu hành tung của nó.
Một chiếc B-2 có thể bay liên tục 11.000km không cần nạp nhiên liệu và đạt gần đến tốc độ âm thanh. Nó có khả năng mang theo gần 20 tấn bom, trong đó đáng chú ý là loại bom hạt nhân B-61 và B-83, làm cho nó có sức huỷ diệt khủng khiếp hơn bao giờ hết.
Mặc dù được chế tạo nhằm mục đích đối đầu với Liên bang Xô Viết nhưng B-2 chính thức đi vào hoạt động khi Liên Xô đã sụp đổ. B-2 mới chỉ được huy động vài lần đi tham chiến trực tiếp tại các chiến trường Kosovo, Afghanistan và Iraq.
Khánh Trần
Theo National Interest