1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 2385:

Xót xa lớp học đắp bằng đất của học trò nghèo vùng cao Hà Giang

(Dân trí) - 16 năm qua, cứ mỗi lần mưa to gió lớn là dãy lớp học của cô trò trường mầm non và tiểu học điểm trường Na Quang, xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang lại bị tốc mái. Không có chỗ nào để học, các em học sinh đành phải nghỉ để thầy cô và dân bản thay nhau lên đóng lại từng chiếc đinh giữ lại mái nhà.

Chúng tôi mất 13h đồng hồ để di chuyển từ Hà Nội đến điểm trường trường mầm non và tiểu học Na Quang, xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Đó là ngôi trường nhỏ, nằm chênh vênh trên dãy núi với màn sương còn dày đặc cho dù lúc đó là đã gần 10h sáng. Nhìn qua những khe nứt to đùng của tường lớp, các em học sinh vẫn đang say sưa học cho dù cái lạnh buốt giá những ngày đông.

Anh Tẩn Seo Síu- Trưởng thôn Na Quang cùng anh Tẩn Seo Hàm – Bí thư chi bộ thôn cùng dẫn chúng tôi đi 1 vòng tham quan trường trong sự ái ngại và lo lắng. Theo lời kể của các anh, ngôi nhà cũ nằm hẳn ở 1 góc trường chính là nhà của một người dân bỏ lại từ những năm 1994 sau đó được dùng để dạy lớp học sinh đầu tiên ở đây. Tiếp đến là 2 dãy nhà Trình Tường nằm vuông góc đã nứt toác và xuống cấp trầm trọng với tất thảy 6 phòng học cùng 1 phòng là hội trường thôn.

Nhớ lại quá trình học đầy gian nan của thầy trò nơi đây, anh Síu cho biết: “Năm 1994 thì học sinh học ở ngôi nhà kia nhưng sau đó 2 năm là đến năm 1996 trường chuyển lên đỉnh núi phía kia cho rộng rãi hơn. Tuy vậy thầy trò chỉ ở trên núi được có 4 năm lại phải chuyển về chỗ cũ này vì gió to tốc hết mái, cuốn hết cả trường, lớp đi.


Điểm trường Nà Quang là phòng học đắp bằng đất được xây dựng từ năm 1994 thuộc trường tiểu học Bát Đại Sơn (xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang)

Điểm trường Nà Quang là phòng học đắp bằng đất được xây dựng từ năm 1994 thuộc trường tiểu học Bát Đại Sơn (xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang)

Năm 2000 trường đông học sinh hơn, cả bản và thầy cô bắt đầu đi đào đất về đắp dãy nhà này nhưng nó không được chắc chắn vì bên dưới không có kè đá gì cả. Ngày ấy mái còn là mái gianh nên mưa xuống là ướt nhẹp hết cả, học sinh và thầy cô khổ vô cùng. Đến năm 2006 nhà nước hỗ trợ cho mái lợp pro xi măng nên mới thay được mái gianh nhưng do đinh yếu nên mưa to xối xả xuống là nó cũng bị tốc, thi thoảng 1 vài chỗ bị thủng. Gần đây chúng tôi mới thay lại đinh, trông còn chắc chắn được một chút nhưng vẫn sợ lắm”.

Mái nhà đã vậy, tường đất chỗ lồi, chỗ lõm, chỗ lại nứt toác hở ra cả mảng lớn trên nền đất mấp mô. Mỗi khi trời mưa xuống là cả thầy và trò đều dồn nhau cả xuống bếp vừa để sưởi ấm lại vừa để tránh bẩn, trơn trượt lớp học. Nhớ lại những hôm đó, thầy giáo Lò Sào Tuân – chủ nhiệm lớp 1 gồm 8 học sinh tâm sự:

“Ở đây chúng tôi sợ mưa lắm vì tường nhà không chịu được, nước thấm vào bên trong, nền đất thì trơn, đi không khéo là ngã ngay. Những hôm đó nhiệt độ xuống thấp nên lạnh vô cùng mà học sinh vùng cao thì thiếu áo quần, các em cứ ôm rịt lấy nhau ngồi co ro. Không còn cách nào khác nên chúng tôi phải cho các em xuống hết bếp rồi đốt củi lên sưởi, lúc nào tạnh mưa thì lên lớp không thì có khi học ở bếp luôn”.

Những hôm mưa là vậy, những hôm nắng thì trong nhà lại tối om buộc thầy cô luôn phải bật đến 3 bóng điện mà vẫn không đủ ánh sáng cho các em ngồi học bài. Biết là khó, là khổ nhưng với điều kiện thực tế, thầy trò nơi đây không tìm được giải pháp nào tốt hơn để thoải mái trong việc dạy và học.


Lớp học giản dị của thầy và trò vùng cao

Lớp học giản dị của thầy và trò vùng cao

Điểm trường Na Quang còn có 2 lớp mầm non với 36 em từ độ tuổi 1 đến 5 tuổi do 2 cô giáo Nguyễn Thị Duyến và cô giáo Chương Thị Sinh đứng lớp. Nhìn các em, đứa nhếch nhác chiếc áo cộc cũ bẩn đến trên rốn, đứa không có giày tất, đứa mặt mũi lấm lem, nẻ toác, đứa lại mũi dãi chảy dề dề trong cái tiết trời lạnh căm căm, chúng tôi ai cũng chạnh lòng. Các bé đều là con em của người dân đồng bào Dao với cuộc sống nghèo khó, thiếu ăn, thiếu mặc từ bao đời nhưng luôn khao khát cái chữ nên đến trường đầy đủ. Đó là niềm hạnh phúc vô bờ giúp các thầy cô ở điểm trường Na Quang có động lực để bám trường, bám lớp.

Vì lớp học xuống cấp trầm trọng nên hiện tại học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 phải di chuyển xuống điểm trường chính cách đó chừng gần 10km để học. Đây cũng là điều khiến nhiều gia đình và thầy cô lo ngại bởi khoảng cách di chuyển là khá xa.

Gương mặt đầy trăn trở, thầy giáo Nguyễn Thanh Bình – Hiệu phó trường tiểu học Bát Đại Sơn cho biết: “Toàn bộ trường có 415 học sinh chia làm 8 điểm trường lẻ, trong đó có nhiều em học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 phải di chuyển từ điểm trường lẻ Na Quang này xuống học. Từ nhà các em học sinh đến điểm trường lẻ Na Quang vào tầm 4 hoặc 5 km, còn đến điểm trường chính thì khoảng từ 15 đến 17km. Với địa hình đường đi rừng núi hiểm trở, nhiều chỗ phải đi bộ chứ không đi xe được nên các em học sinh đi lại vô cùng khó khăn nhưng buộc các em phải xuống điểm trường chính để học vì điểm trường lẻ cơ sở vật chất không đảm bảo. Vì vậy mà ở đây thầy trò chúng tôi mong lắm điểm trường lẻ Na Quang được sửa sang, xây dựng để đảm bảo được chỗ học cho các em học sinh”.

Mơ ước có được 1 lớp học không còn bị tốc mái mỗi khi trời mưa là điều mà cô trò điểm trường Na Quang đã ấp ủ suốt 16 năm qua nhưng chưa thực hiện được. Nghèo, đói và khổ đến tận cùng nhưng với người dân bản không ngăn được bước chân họ cõng con đến trường dù trời mưa, hay trời nắng. Biết bao bàn chân đã rớm máu trên đường xa và biết bao nhiêu giọt mồ hôi đã đổ dù là giữa mùa đông … nhưng gương mặt họ vẫn lấp lánh niềm vui khi nghe xa xa tiếng trống trường gọi, và trong ánh mắt ấy, họ vẫn đang ấp ủ và mơ ước về 1 ngày không xa trường lớp sẽ khang trang, sạch đẹp và chắc chắn hơn giờ.


Các em học sinh mầm non buổi trưa ngủ trên những chiếc chiếu cũ nát trải tạm trên nền đất

Các em học sinh mầm non buổi trưa ngủ trên những chiếc chiếu cũ nát trải tạm trên nền đất


Phòng học đắp bằng đất được kèo chống bằng những cột gỗ, tạm bợ, nhếch nhác đến đáng thương

Phòng học đắp bằng đất được kèo chống bằng những cột gỗ, tạm bợ, nhếch nhác đến đáng thương

Xót xa lớp học đắp bằng đất của học trò nghèo vùng cao Hà Giang - 5
Xót xa lớp học đắp bằng đất của học trò nghèo vùng cao Hà Giang - 6

Có em học sinh đến lớp chỉ với đôi chân trần lạnh buốt

Có em học sinh đến lớp chỉ với đôi chân trần lạnh buốt

Xót xa lớp học đắp bằng đất của học trò nghèo vùng cao Hà Giang - 8

Bức tranh vẽ con đường đến trường của các em nhỏ vùng cao đơn giản mà chân thực như chính cuộc sống của các em hiện tại

Bức tranh vẽ con đường đến trường của các em nhỏ vùng cao đơn giản mà chân thực như chính cuộc sống của các em hiện tại

Xót xa lớp học đắp bằng đất của học trò nghèo vùng cao Hà Giang - 10
Xót xa lớp học đắp bằng đất của học trò nghèo vùng cao Hà Giang - 11
Xót xa lớp học đắp bằng đất của học trò nghèo vùng cao Hà Giang - 12
Xót xa lớp học đắp bằng đất của học trò nghèo vùng cao Hà Giang - 13
Xót xa lớp học đắp bằng đất của học trò nghèo vùng cao Hà Giang - 14
Xót xa lớp học đắp bằng đất của học trò nghèo vùng cao Hà Giang - 15
Xót xa lớp học đắp bằng đất của học trò nghèo vùng cao Hà Giang - 16
Xót xa lớp học đắp bằng đất của học trò nghèo vùng cao Hà Giang - 17
Xót xa lớp học đắp bằng đất của học trò nghèo vùng cao Hà Giang - 18

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 2385: Hỗ trợ xây dựng điểm trường Na Quang, trường tiểu học Bát Đại Sơn, xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

- Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân trí

Số Tài khoản : 26110002233886

Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

- Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan tri

Account Number : 26110370888868

Swift Code : BIDVVNVX261

Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Phạm Oanh - Quý Đoàn