Mã số 3259:
Ước mơ nhỏ nhoi của gia đình 5 người bạo bệnh
(Dân trí) - Gia đình có 6 người thì 5 trong số đó đã bạo bệnh. Trong khi các con đứa thì bị bại não, đứa hai mắt có vấn đề thì bản thân vợ chồng anh Nhiệm cũng đang chối chọi với nhiều chứng bệnh. Chưa hết, đôi vợ chồng nghèo ấy còn phụng dưỡng mẹ già đau ốm triền miên với một chân có nguy cơ bị liệt. “Cơn bão” bệnh tật khiến gia đình này khánh kiệt.
Nhiều năm nay, trong gác bếp của gia đình anh Trần Văn Nhiệm (SN 1973) trú xóm 9, xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) luôn có những ấm nước để sắc thuốc nam uống.
Lý do là bởi nhiều thành viên trong gia đình ấy đang phải sống chung với bệnh tật. “Phần vì không có tiền đến bệnh viện, phần vì sau khi chạy chữa khắp nơi nhưng không thuyên giảm nên hiện nay chúng tôi chỉ biết lấy các lá cây ngoài vườn, sắc uống theo hướng dẫn của mọi người”, anh Nhiệm cho hay.
Chị Nhạ bên các con bệnh tật.
Trong khi chính bản thân anh Nhiệm đang chống chọi với các chứng bệnh như sỏi thận, vôi hóa gan, đau lưng thì người vợ chị Nguyễn Thị Nhạ (SN 1977) gần chục năm nay điều trị viêm gan B, xơ gan. Những cơn đau vùng bụng liên tục xuất hiện khiến người phụ nữ này không làm được việc nặng.
Sau thời gian đi khắp các bệnh viện trong nam ngoài bắc uống thuốc tây nhưng không thuyên giảm, hiện nay chị chỉ biết trông chờ vào những lá thuốc nam.
Nhưng, đó chưa phải là nỗi khó khăn nhất của gia đình này. Mối lo lắng lớn nhất của đôi vợ chồng bệnh tật này là bệnh tình, sức khỏe đoàn con ốm yếu.
Bị bệnh về mắt nên em Lan thường tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Sinh được 4 đứa con thì 3 trong số đó đều mắc nhiều chứng bệnh khác nhau. Năm 2003, cháu Trần Thị Huế chào đời, niềm vui mẹ tròn con vuông chưa được bao lâu thì vợ chồng ấy thấy đứa con nhỏ có nhiều dấu hiệu bất thường. Vác con ra Hà Nội thăm khám, họ bàng hoàng khi nghe bác sĩ thông báo con gái bị bại não bẩm sinh. Đứa trẻ đó chỉ biết nằm một chỗ, không lật, lẫy, hay trườn, bò như bao đứa trẻ khác.
Chị Nhạ nghẹo ngào nhớ lại: “Vì bệnh viện trả về nên chúng tôi chỉ biết chăm sóc con theo khả năng của mình. Dịp nào có tiền thì mua cho con hộp sữa, hôm nào túng thiếu thì chỉ biết chắt nước cơm pha thêm ít đường cho con uống”. Sau 6 năm chống chọi với bệnh tật, đứa trẻ đó đã vĩnh viễn ra đi.
Dù bệnh viện huyện Quỳnh Lưu đã cho chuyển tuyến trên để chữa trị mắt cho con, nhưng vì không có tiền họ đành để con ở nhà.
Không chỉ nuôi dưỡng các con, hiện nay anh chị còn phụng dưỡng người mẹ già đã hơn 80 tuổi có nguy cơ liệt 1 chân.
Điều khiến vợ chồng chị đến nay vẫn cắn rứt lương tâm là việc đứa con tội nghiệp phải thường xuyên chịu lạnh vì họ không có tiền mua bỉm. Chị xót xa, tôi nhớ có đợt rét đậm, rét hại lại trúng dịp cấy lúa. Nhà neo người nên để kịp thời vụ, tôi chỉ biết để đứa con bại não nằm một mình ở nhà. Sáng tôi ra đồng làm, trưa về thì chiếc chăn đắp cho con đã ướt nhẫn vì nước tiểu. Thương con phải chịu lạnh, nhưng lúc đó tôi không biết làm sao cả. Năm 2009, cháu nó đã lìa cõi trần.
Cũng trong năm ấy, chị Nhạ sinh đứa con thứ 3. Đau đớn thay, bệnh tật lại tiếp tục bủa vây gia đình này. Khi bé Trần Thị Lan được vài 3 tháng tuổi, vì thấy mắt con cứ nhìn xuống đất, nhấp nháy liên tục nên họ đưa đi khám. Hung tin con bị thần kinh về mắt, không có khả năng chữa trị khiến họ rụng rời chân tay.
Ngoài công việc đồng áng, anh Nhiệm còn tranh thủ thời gian đi thả cá ngoài đồng.
Không có phương án điều trị dứt điểm nên nhiều năm nay, cháu Lan đành sống chung với bệnh tật. Hàng ngày, cháu bé thường ngồi trong nhà, hạn chế ra ngoài. Vì nếu gặp ánh sáng, đôi mắt em phải nhắm lại. Điều lạ là vào ban đêm, cháu bé nhìn thấy khá rõ mọi vật xung quanh.
Với mong muốn có thêm đứa con khỏe mạnh, đầu năm 2018, vợ chồng chị đánh liều sinh đứa con khác. Thế nhưng, ông trời lại tiếp tục trêu ngươi gia đình này. Cháu Trần Thị Bình cũng mắc chứng bệnh như chị gái. Hơn 1 tuổi nhưng người đứa trẻ ấy gầy gò, xanh xao, chậm phát triển hơn những đứa trẻ khác. Ngoài hai mắt bị tật, hiện nay tay, chân của em cũng có dấu hiệu teo tóp.
Mới 1 tuổi, nhưng hiện nay mắt cháu Bình đã bị tật, chân có dấu hiệu teo tóp.
Nhìn đứa con đang khóc ngất, chị Nhạ buồn phiền: “Sao gia đình tôi lại khổ thế này, con cái đều bệnh tật. Tiền nong chữa bệnh là một phần, vợ chồng tôi thương con không có tương lai, phải sống cảnh bệnh tật suốt đời”.
Không những chạy vạy, lo lắng cho chính mình và các con, hiện nay đôi vợ chồng nghèo còn nuôi dưỡng mẹ già cụ Trần Thị Nhan (86 tuổi). Ngặt nỗi, vì tuổi đã cao, sức yếu nên cụ bà bệnh tật triền miên. Mới đây, cụ còn có dấu hiệu liệt một chân phải khiến gia cảnh của họ càng éo le.
Hoàn cảnh khó khăn nên để phụ giúp bố mẹ, người con đầu tên là Trần Văn Đệ (SN 2001) đành nghỉ học sớm, đi làm thuê khắp nơi. Dịp Tết vừa rồi, em có tích góp được khoản tiền nhỏ đem về cho bà, bố mẹ, các em uống thuốc.
Bị bệnh về mắt nên em Lan cũng cố gắng để học chữ.
Chị Nhạ buồn rầu, mới tí tuổi đầu nhưng nó đã phải bươn chải sớm. Trong khi các bạn vẫn đang được bố mẹ, gia đình chu cấp thì con tôi phải đi kiếm ăn. Lúc thì cháu đi bốc vác ở cảng biển, khi thì làm thợ xây. Thế nhưng, khoản tiền đó chẳng thấm vào đâu so với số tiền mà gia đình tôi dùng để mua thuốc chữa bệnh.
Hai vợ chồng vốn chỉ có vài sào ruộng nên kinh tế rất khó khăn. Để kiếm thêm thu nhập, ngoài công việc phụ hồ ban ngày, nhiều đêm anh Nhiệm còn chịu khó đi thả lưới, đánh bắt con cá. Mớ cá vặt anh kiếm được là nguồn thu quý giá của gia đình này.
Giấy xác nhận hoàn cảnh.
Giấy chuyển tuyến cho cháu Lan, nhưng gia đình không có tiền đành để con ở nhà.
Vừa bắt lưới đánh cá, anh Nhiệm bộc bạch, vợ chồng tôi nếu có đau vì bệnh tật thì cũng cố gắng chịu đựng, chỉ thương mấy đứa con nhỏ, sinh ra đã mắc bệnh. Tôi chỉ mong có chút kinh tế để đưa các con đi chữa bệnh. Biết đâu, hai đứa con của tôi sẽ nhìn rõ mọi vật như những đứa trẻ khác….
Hoàn cảnh khó khăn của gia đình anh Trần Văn Nhiệm không còn xa lạ gì với người dân nơi đây. Ông Cù Chiến, trưởng xóm 9, xã Quỳnh Thanh chia sẻ, khó khăn của gia đình anh Nhiệm thì không nói hết được. Cả gia đình bị bệnh, trong đó hai đứa con bị bệnh về mắt, cứ nháy liên tục trông rất tội nghiệp. Mong sao họ được nhiều người giúp đỡ để có tiền tiếp tục đến bệnh viện.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Mã số 3259: Anh Trần Nhiệm, xóm 9, Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Số điện thoại: 0355. 643.000
2. Báo điện tử Dân trí.Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0451000476889
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 0451370477371
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 129 0000 61096
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản : 2611 000 3366 882
Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.
* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Account Name : Bao Dien tu Dan tri
Account Number : 2611 037 3366 886
Swift Code : BIDVVNVX261
Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch
Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0721101010006
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Bao Dien tu Dan tri
Số TK: 0721101011002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206034036
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 0239.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0236. 3653 725
VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0292.3.733.269
Nguyễn Phê