1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 226:

Ước mơ cuối đời của người đàn ông mù cô độc

(Dân trí) - Đôi mắt mù bẩm sinh, cha mẹ mất sớm, bệnh tật liên miên… những nỗi bất hạnh ấy khiến cuộc sống lay lắt của cụ ông Nguyễn Công Em, xóm Đại Đồng, xã Thạch Long, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh thật đáng thương tâm.

Trời xế chiều tìm về xã Thạch Long hỏi cụ Em một người phụ nữ trạc ngoài 50 tuổi nói trong nỗi buồn thương, “Ở cái xã này ai cũng biết cụ Em. Cuộc đời cụ bất hạnh đủ đường. Đôi mắt mù lòa; cha mẹ mất sớm; không vợ không con; quanh năm sống thui thủi trong căn nhà cô quạnh. Khốn khổ thế, những ngày cuối đời cụ còn phải lần đến các đám tang trong vùng đánh trống kiếm miếng cơm manh áo hằng ngày”.

 

Lòng vòng quanh những con đường làng bé nhỏ cuối cùng ngôi nhà nhỏ, xập xệ của cụ Em đã hiện ra trước mặt. Căn nhà xây chừng vài chục mét vuông đóng cửa im lìm nằm lọt thỏm giữa khu vườn trống trơ đầy cỏ dại và rác rưởi. Cụ Em không có nhà nên nhiều người hàng xóm tốt bụng đã đi tìm gọi cụ. Chừng vài chục phút sau ông cụ xuất hiện cùng với một người phụ nữ dẫn đường. Nhìn ông cụ hốc háo, khốn khổ, chân bước thấp bước cao. “Khổ không hết nói, đã mù còn hay đi, lúc nãy vừa té vào hàng rào của người dân, may mà đầu không đập vào thân cột điện” - chị Thảo, người dẫn đường buông tay cụ Em buông một câu thở dài.

 
Ước mơ cuối đời của người đàn ông mù cô độc  - 1
Mù đôi mắt nên cụ Em rất vất vả khi đi lại. Nhiều hôm cụ vấp ngã bị thương, bà con lối xóm thường phải dẫn cụ về nhà.  
 

Mặt trời gần khuất núi, nắng hạ nhiệt dần, nhưng khi hai cánh của ngôi nhà được khẽ mở ra hơi nóng trong căn phòng vẫn phả hầm hập. Căn nhà chưa đầy 20m2 - như lời chị Thảo giới thiệu do xã trích kinh phí, xóm ủng hộ ngày công xây dựng - trống trơ không có gì đáng giá ngoài mỗi cái giường để ông cụ nằm nghỉ hằng ngày. Ngay sát giường ngủ là cái nhà bếp, đúng hơn là cái chòi chất đủ túi ni lông và áo quần cũ rách bốc mùi. Gọi là bếp, nhưng đã lâu không có ai đun nấu nên lãnh lẽo, mốc meo, đến hũ gạo cũng trống trơ trống hoắc.

 

Ông Nguyễn Phi Trưng - Chủ tịch UBND xã Thạch Long: “Hoàn cảnh cụ Em thật cám cảnh, xóm làng ai cũng thương ông. Về phía xã ngoài chế độ hộ nghèo khó theo quy định của nhà nước, chúng tôi thường trích một phần nhỏ nguồn hỗ trợ hộ nghèo, ưu tiên giúp cụ Em. Tôi thấy không quá khi người dân xóm Đại Đồng nói, nếu  không có sự đùm bọc của bà con chắc cụ không sống nổi đến bây giờ”.

Trông ngôi nhà đã cám cảnh, nghe cụ và những người hàng xóm kể cuộc đời cụ còn cám cảnh, thương tâm hơn. Sinh năm 1944 trong ngôi nhà có 5 anh em. Vừa lọt lòng mẹ cụ đã khiến người thân đau xót khi đôi mắt mù bẩm sinh. 5 tuổi cụ vẫn chưa chập chững bước đi không phải vì đôi mắt mù loà mà cơ thể cụ èo uột, ốm yếu. Bước vào tuổi trưởng thành cha mẹ cụ lần lượt qua đời, anh em cụ li tán kiếm sống khắp nơi, đến giờ vẫn chưa đoàn tụ.
 

Anh em xa cách cụ chỉ còn cách bấu víu vào xóm làng. Mấy mươi năm qua cụ sống thui thủi một mình với bao sóng gió cuộc đời bất hạnh. Không một mối tình cũng có nghĩa là không có một tổ ấm nhỏ để sẽ chia nỗi bất hạnh, cuộc đời cụ Em trải qua những tháng ngày đau khổ, dằn vặt. Những lúc khoẻ mạnh cụ còn mò mẫm đi lại xóm làng nên ít nhiều nỗi cô quạnh vơi đi, nhưng trái gió trở trời, bệnh tật đổ xuống ăn nằm một chỗ, nỗi cô độc lại dằn vặt cụ vào bước đường cùng.

 

“Không kể hết bao nhiêu lần tui muốn chết đi cho xong. Nhiều bữa giữa đêm khuya bệnh tật hành hạ, đau đớn một mình. Đã thế khi lọ mọ bước đi, tui vấp phải thành giường té vào cửa sổ đến ngất xỉu. Tỉnh dậy đau đớn, tui nghỉ sống như vậy thì chết đi cho xong. Nói thế, nhưng có chết đi được đâu, cứ một lần muốn ra đi cho thanh thản, nhưng cứ như ai ngăn lại bắt tui phải sống cuộc đời bất hạnh thế này”- cụ Em buồn bã nói.
 
Ước mơ cuối đời của người đàn ông mù cô độc  - 2
Niềm vui duy nhất mà cụ Em có được là sự quan tâm, sẻ chia của bà con lối xóm

Thật xót thương khi những ngày cuối cuộc đời một người đàn ông đôi mắt mù lòa, bàn chân mỏi mệt lại phải lọ mọ tìm đến các đám tang trong vùng phụ cận. Ai tìm đến, dẫu cả giữa đêm khuya cụ cũng không từ chối. Cụ đến đấy ngoài miếng cơm manh áo mà tang chủ trả cho, công việc đánh trống tang cũng phần nào giúp cụ quên đi cuộc sống buồn trong căn nhà cô độc. “Những lần đi lại ăn cơm tang ma như vậy đôi lúc cụ cũng thêm ưu phiền. Cụ bảo, “người ta chết còn có con, có cháu tiễn đưa, còn tui gần đất xa trời rồi mà đến cái quan tài cũng chưa đóng nổi”. 

Nói rồi cụ Em ao ước, “Bệnh tật lại khiến cơ thể tui như ngọn đèn le lói trước bão tố. Tui ước mình có một cỗ quan tài để khi tui nhắm mắt xuôi tay không phải làm phiền đến bà con xóm làng, những người đã giúp tui suốt mấy mươi năm qua”.   

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

 

1. Cụ Nguyễn Công Em:  xóm Đại Đồng, xã Thạch Long, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh.

 

(Liên hệ ông Nguyễn Phi Trưng - Chủ tịch UBND xã Thạch Long, ĐT: 0902.233.177

 

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

 

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0451 001 944 487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công

 

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

 

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

 

3. Văn phòng đại diện của báo:

 

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

 
 
Văn Dũng - Đặng Tài