1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 3769:

Thương những đứa trẻ "vô tội" đói nheo nhóc sống chui trong lều tạm

(Dân trí) - Khốn khổ cảnh một gia đình sống chui trong một túp lều tạm. Nhà nghèo lại đông con, đứa lên 10 tuổi phải bỏ học, đứa 8 tuổi đi gánh củi, mót măng để mưu sinh giữa trời nắng như đổ lửa.

"Đàn con" nhỏ mưu sinh trong cái đói

Về với đầu thôn Plei Kte Nhỏ B (xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện, Gia Lai), chúng tôi đã bắt gặp cô chị Rcom H’Ngeh (8 tuổi) đầu trần, chân đất đi gùi cây củi. Giữa cái nắng 41 độ, chúng tôi ngỏ ý giúp đỡ em nhưng cô bé cương quyết không chịu và đôi chân trần ấy lại băng băng trên mặt đường nóng rát.

Thương những đứa trẻ vô tội đói nheo nhóc sống chui trong lều tạm - 1

Nỗi cơ cực của gia đình chị Rcom Hyon khi phải sống trong căn nhà tạm bợ trên đất mượn của người chú họ

Theo chân em H’Ngeh về tận ngôi nhà tạm ở làng Plei Kte Nhỏ B, chúng tôi thấy cảnh người mẹ đang chăm một đàn con nheo nhóc. Từ xa, cậu bé Rcom Suin (3 tuổi) đang ngồi trước cửa cầm một cục cơm nguội nhấm nháp dần.

Theo lời cán bộ Văn hóa – Vã hội (xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện): “Đây là nhà anh Siu Niat, một trong những hộ khó khăn nhất xã. Vừa không có đất, không nhà lại phải gồng mình để nuôi 5 đứa con đang còn nhỏ dại. Tình trạng thiếu đói xảy ra hàng ngày, chính quyền đang vận động, kêu gọi với mong muốn xây cho gia đình một căn nhà kiên cố”.

Thương những đứa trẻ vô tội đói nheo nhóc sống chui trong lều tạm - 2
Mới học lớp 1 nhưng Rcom H'Ngeh đã phải đi gánh củi, mót măng để mưu sinh

Từ ngoài sân bước vào, căn nhà của hộ gia đình anh Siu Niat được dựng bằng mấy tấm tôn cũ, nhiều chỗ đã bị thủng nên ánh nắng mặt trời xuyên qua chằng chịt. Trong nhà không có gì ngoài những bộ quần áo phủ đầy đất bùn và tấm đệm rộng khoảng 1m để ở giữa nhà là chỗ ngủ của 7 con người.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Rcom Hyon (SN: 1988, vợ anh Siu Niat) bộc bạch: “Vợ chồng lấy nhau được 11 năm và sinh được 5 người con. Cuộc sống gia đình khó khăn, không có đất nên hàng ngày vợ chồng phải đi làm thuê. Thấy khó khăn nên người chú họ đã cho mượn mảnh đất rồi gia đình cất chiếc lều ở tạm. Vì con đang nhỏ nên tôi phải ở nhà trông, thằng anh 10 tuổi thì đi chăn bò, H’Nghé đi mót củi, mót khoai với lũ bạn trong làng. Lúc nhà hết gạo thì đi vay hàng xóm rồi sau này trả công lại”.

Thương những đứa trẻ vô tội đói nheo nhóc sống chui trong lều tạm - 3

Chị H'yon cùng đàn con nhỏ bị cái nghèo "bủa vây", những đứa trẻ lớn lên không được đến trường

Hiện giờ, gia đình anh Siu Niat và chị Rcom Hyon đang thật sự khó khăn khi trong nhà không có vật dụng giá trị, ngoài một con bò và 1 cặp dê. Đất đai, ruộng vườn không có nên anh Niat phải đi làm thuê cho người ta, đến cuối tuần mới được về. Cuộc sống gia đình chỉ trông chờ vào từng củ khoai, cây măng, bó rau rừng mà những đứa trẻ đi lượm, nhặt về.

Giữa cái nắng 40 độ ở vùng chảo lửa, đàn con nheo nhóc của nhà Siu Niat lại dắc díu nhau đi lên nương tìm cái ăn. Người anh Rcom Đe (10 tuổi) thì chăm 1 con bò giữa cánh đồng làng Plei Kte Nhỏ. Em H’Nghe lại lang thang cùng chúng bạn để mót những hạt lúa, củ khoai còn sót lại trên cánh đồng.

Mặt đường nóng gần như “than hồng” nhưng những đôi chân trần của hai anh em vẫn bước đều trên từng con núi. Chiều tối, Rcom H’Ngeh lại đi hái măng, lấy củi cho đến khi chiếc gùi nặng hơn người thì em mới chịu về.

Con đường học xa vời vì…nghèo

“Nhiều năm nay, gia đình mong muốn kiếm tiền để xây một căn nhà kiên cố, tránh mùa mưa bão sắp đến. Nhưng tiền làm bao nhiêu cũng không đủ mua gạo. Mỗi năm hai vợ chồng gồng mình lắm mới mua cho mỗi đứa một bộ quần áo. Mình thương con, sợ nó mất cái chữ. Nhưng nhà nghèo không có cái ăn nên chúng nó phải đi làm sớm.”, chị Hyon gạt nước mắt.

Hàng ngày, những đứa con lại theo bố mẹ lên nương rẫy, bởi thế con đường đến trường trở nên xa vời. Em Rcom Đe mới học xong lớp 1 cũng phải nghỉ học để đi chăn bò. Giờ đây, chỉ còn em Rcom H’Ngeh đang học lớp 1C (Trường TH Bán trí Anh Hùng Núp, xã Ia Yeng) và em Rcom Suin đang học mẫu giáo trong làng. Hai chị em đi học đều không có quần áo, sách vở và đặc biệt là đội nắng, đi chân trần đến lớp học.

Thương những đứa trẻ vô tội đói nheo nhóc sống chui trong lều tạm - 4
Những đứa trẻ nhà H'yon cùng ước mơ đến trường quá xa vời

Tâm sự với chúng tôi, cô Bế Thị Hằng (Giáo viên Chủ nhiệm lớp 1C) cho biết: “H’Ngeh là một cô học trò sáng dạ và có nét chữ rất đẹp. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh khó khăn nên H’Ngeh đi học toàn bằng chân đất, quần áo rách, sách vở không có.

Thấy hoàn cảnh, tôi cũng thường cho em dép, sách vở và vận động em tiếp tục đi học để biết cái chữ. Mỗi lúc em vắng là chúng tôi lại tìm về nhà hỏi thăm. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em thường đi làm cùng với bố mẹ, ảnh hưởng rất nhiều đến việc chuyên cần trong học tập”.  

Thương những đứa trẻ vô tội đói nheo nhóc sống chui trong lều tạm - 5
Căn nhà tạm được gia đình dựng nhờ trên đất người khác

Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Văn Tuấn (Chủ tịch UBND xã Ia Yeng, Phú Thiện) cho biết: “Gia đình hộ anh Niat thuộc diện hộ nghèo, gia đình khó khăn, không có đất sản xuất. Đồng thời, gia đình cũng đông con nên cuộc sống càng chật vật hơn. Hàng năm, khi có đợt hỗ trợ xã đều tạo điều kiện cấp gạo và nhu yếu phẩm cho gia đình.

Hiện tại, xã cũng đang kêu gọi để xây dựng cho gia đình căn nhà. Có một đứa con mới lên 10 tuổi đã phải nghỉ học, cô bé sau thì buổi đi học rồi về đi gánh củi…Nếu tình trạng này kéo dài sợ H’Ngeh cũng phải nghỉ học sớm. Vì vậy, chính quyền xã mong muốn các nhà hảo tâm có thể giúp đỡ gia đình vươn lên trong cuộc sống, những đứa con được đến trường học cái chữ”.

“Cái nghèo” đề nặng lên đôi vai của gia đình khiến việc đến trường của những đứa con trở nên xa vời.Người anh đã nghỉ học, còn em Rcom Ngeh mới 8 tuổi cũng đang “xa trường, gần nương rẫy”. Giờ đây, gia đình đang mong mỏi có một căn nhà che mưa và những đứa con được đến trường như bao đứa trẻ trong làng.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 3769: Anh Siu Niat.

Địa chỉ: Thôn Plei Kte Nhỏ, xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện, Gia Lai

2. Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0451000476889

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 0451370477371

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 129 0000 61096

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản : 2611 000 3366 882

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number : 2611 037 3366 886

Swift Code: BIDVVNVX261

Bank Name: Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address: No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam;

Tel: (84-4)3686 9656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0721101010006

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Bao Dien tu Dan tri

Số TK: 0721101011002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206034036

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tải khoản VND: 6668882468

-  Chi nhánh Hà Nội.

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh.

Tel: 0239.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Tel: 0292.3.733.269

Phạm Hoàng