Mã số 1315:

Thương cảnh mẹ già hơn 70 tuổi nuôi con gái mù lòa

(Dân trí) - Cụ bà đã hơn 70 tuổi, nhưng hàng ngày vẫn phải lầm lũi kiếm tiền nuôi cô con gái đã gần 50 tuổi nhưng bị mù lòa, tắc động mạch vành…Còn sống nhưng bà chỉ lo mai này khi già yếu, không biết ai sẽ thay bà chăm cô con gái bệnh tật…

Dù là ngày Tết, nhưng với mẹ con bà Lê Thị Thới (73 tuổi), ở xóm 5, xã Thọ Cường, huyện Triệu Sơn cũng chẳng khác ngày thường là mấy. Có chăng, trên bàn thờ tổ tiên có cặp bánh chưng cúng ông bà tổ tiên ngày tết. Trong nhà vẫn cảnh vắng đìu hiu, chỉ có một phận già và một người con gái bệnh tật ngày ngày nương tựa vào nhau.

Nghe tiếng có khách vào nhà, cụ bà vội đỡ cô con gái ra giường, vừa mời khách ngồi chơi, bà cụ vừa nói: “Khổ thế đấy, con gần 50 tuổi rồi mà mẹ vẫn phải lo từng tý một”. Hướng theo ánh mắt cụ nhìn là một người phụ nữ cũng đã đứng tuổi, chị ngồi đó nghe mẹ nói với khách mà không biết mọi người đang nhìn mình đầy cảm thương.

Năm nay đã gần 50 tuổi, nhưng chị Giang vẫn phải nhờ mẹ già chăm sóc.
Năm nay đã gần 50 tuổi, nhưng chị Giang vẫn phải nhờ mẹ già chăm sóc.

Ngày tết khách đến nhà thường có đĩa kẹo gọi là hương vị ngày xuân, nhưng với mẹ con bà Thới chẳng có gì. Bà cụ vừa rót nước mời khách tay vừa têm trầu và nói như để phân trần: “Ngày tết không muốn nhắc đến chuyện buồn, nhưng từ ngày chồng mất, hai mẹ con sống vất vưởng thế thôi chú à, nhưng được cái bà con lối xóm và chính quyền địa phương quan tâm. Có ai muốn hoàn cảnh thế này đâu, nhưng chữa chạy mãi không được. Cuộc đời tôi giờ có cần gì, chỉ mong sao đứa con gái khỏe mạnh là sung sướng lắm rồi”.

Nhìn người phụ nữ ngồi thẫn thờ trên giường với đôi mắt đục ngầu, đó là cô con gái Trịnh Thị Giang (46 tuổi) của bà Thới. Bà Thới giải thích, ngày sinh ra, chị Giang cũng bình thường, được học hành tử tế. Con gái lớn lên chưa kịp lấy chồng thì năm 2006, chị Giang bắt đầu đổ bệnh sau một cơn tai biến mạch máu não. Không những thế, chị còn bị tắc động mạch vành và bị tim.

Nhà nghèo, gia đình cố gắng đưa chị Giang đi chữa trị, nhưng bệnh viện trả về. Nói đến đây, bà cụ ngoái người lại nhìn con gái như muốn giấu đi những giọt nước mắt đang muốn rơi ra: “Nhà nghèo, nhưng gia đình tôi cũng cố gắng đưa em nó đi viện, chỗ nào cũng đưa đi chụp, chiếu, siêu âm cả nhưng bệnh viện họ trả về và nói có gì cho ăn cái đó, sống được ngày nào hay ngày đó”.

Ngày trước khỏe mạnh, bà Thới còn làm ruộng được để có thêm tiền nuôi con, nhưng giờ chân tay bà yếu rồi không thể làm gì được nữa. Đến phiên chợ có con gà nào lớn lớn, bà bắt đi bán kiếm gạo ăn tạm, rồi lại nuôi lứa khác, trong vườn trồng thêm rau ráng ăn tạm.

Bà có ba người con, hai người con trai sau đã lập gia đình ra ở riêng, cuộc sống còn khó khăn nên cũng không thể giúp được mẹ gì nhiều. Từ ngày đổ bệnh, chị Giang không còn nhìn thấy được gì, mọi sinh hoạt hàng ngày đều phải trông chờ vào người mẹ già.

Bà Thới chỉ lo mai này khi bà già yếu không làm được gì nữa thì lấy ai nuôi con bà.
Bà Thới chỉ lo mai này khi bà già yếu không làm được gì nữa thì lấy ai nuôi con bà.

Không chỉ lo tiền hai mẹ con sinh hoạt hàng ngày mà còn phải lo tiền thuốc thang, từ ngày bị bệnh, không lúc nào chị Giang rời thuốc cả. “Rời thuốc là chết ngay. Tôi đi lấy thuốc người ta thương giúp đỡ cũng nhiều cháu à. Mỗi ngày cũng hết khoảng 50.000 - 60.000đ tiền thuốc, cứ triền miên cũng chẳng biết làm răng”.

Ở cái tuổi của chị Giang, người ta có con, có cháu vây quanh. Lúc nào bà Thới cũng nghĩ đến cái cảnh mai này bà già đi rồi không biết cô con gái của bà ai lo, các em trai của chị Giang thì đã có gia đình, bản thân chị không thể tự lo cho sinh hoạt cá nhân của mình, chứ chưa nói đến việc kiếm sống qua ngày.

Những ngày tháng chạy chữa cho chị, có ít đất vườn cũng phải cắt ra bán đi. Hiện tại chị Giang đang được hưởng chế độ bảo trợ xã hội, mỗi tháng 360 nghìn đồng. Ngoài ra hai mẹ con không còn bất cứ một nguồn thu nào khác để phục vụ cuộc sống hàng ngày.

“Em út có phận cả, mẹ thì già làm sao thay được dù chỉ một con mắt thôi, làm gì đỡ cho mẹ đêm tối hay sáng dậy khi uống viên thuốc có thể tự làm được. Không thể tự làm được mà cứ phải đợi mẹ về. Gánh nặng tất cả đều nhìn vào mẹ cả, từ ngậm nước, viên thuốc”, chị Giang chia sẻ.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1315: Lê Thị Thới: Xóm 5, xã Thọ Cường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email:quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Duy Tuyên