1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 1040:

Thương bé gái cả ngày ngồi trên đống giẻ

(Dân trí) - Mang trong mình bệnh thận ứ nước độ 3 và liệt đôi chân, bé Phương Anh không thể kiểm soát việc tiêu tiểu. Nhà nghèo không có tiền mua tã nên cô bé phải ngồi trên đống giẻ cả ngày, ướt tấm này thì thay tấm khác.

Xóm Sở Thùng (cạnh đường Phan Văn Trị, quận Bình Thạnh) là “vương quốc” của rác. Mặc dù bãi rác nổi tiếng này đã đóng cửa từ lâu nhưng vẫn là nơi cư ngụ của hàng chục hộ dân, trong đó có gia đình bé Phương Anh (6 tuổi).

Nhà có 4 anh chị em, 2 người đi theo xe rác và làm ở lò gạch, còn lại bé Công Hậu (12 tuổi) và Phương Anh ở nhà với mẹ. Hàng ngày mẹ bé cũng đi nhặt rác, cha làm bảo vệ cho một cửa hàng bánh. Cuộc sống chật vật trôi qua dưới mái tôn dột nát của ngôi nhà thuê trên khu đất sắp bị giải tỏa tại xóm Sở Thùng.

Mải lo chạy ăn từng bữa nên thỉnh thoảng chị Lâm Thị Thu Tím mới đưa Phương Anh đi khám bệnh. Lần khám gần đây nhất là tháng 4/2013, bác sĩ siêu âm ở BV Nhi Đồng 1 kết luận cả 2 quả thận của Phương Anh bị ứ nước độ 3 và giãn niệu quản đến mặt sau bàng quang.
 
Nước tiểu rỉ rả cả ngày nên bé Phương Anh phải ngồi trên tấm giẻ
Nước tiểu rỉ rả cả ngày nên bé Phương Anh phải ngồi trên tấm giẻ
 
Vết phẫu thuật ở thắt lưng từ lúc mới lọt lòng, đến nay Phương Anh chưa được tái khám

Vết phẫu thuật ở thắt lưng từ lúc mới lọt lòng, đến nay Phương Anh chưa được tái khám
 
Còn nguyên nhân khiến đôi chân bé Phương Anh bị liệt, chị Tím chỉ nhớ mang máng: “Lúc đó tôi sinh bé ở BV Nhân dân Gia Định. Vừa lọt lòng là bé được chuyển cấp cứu qua BV Chợ Rẫy để phẫu thuật cục u ở thắt lưng. Bác sĩ đó tên là Cần, có hẹn rằng đợi bé 4-5 tuổi thì quay lại tái khám, có thể bác sĩ sẽ bắt con ốc gì vào xương để bé đi lại được”.

Ngày tái khám trôi qua đã mấy năm nhưng chị Tím đành lỗi hẹn với đôi chân bại liệt của con gái vì: “Cái ăn còn không đủ, nếu phải mổ xẻ gì nữa thì kiếm đâu ra tiền?”. Chỉ khi nào bé ốm sốt, tiêu tiểu khó khăn thì chị đưa con đến BV Nhi Đồng 1. Khi hết thuốc cũng chẳng mua thêm, nghe người ta nói cỏ lồng chầu tốt cho bệnh của bé nên chị hái về nấu nước cho con uống.

Cứ thế, bé Phương Anh đành phải “sống chung với giẻ”, nước tiểu thấm ướt hết tấm này thì chị Tím thay tấm khác chứ không có tiền mua tã. Chị Tím lo lắng: “Năm nay bé 6 tuổi, tình trạng như thế này làm sao đến lớp học tình thương được? Cũng may là hè này có mấy em sinh viên đến nhà dạy học cho bé”.
 
Không có tiền mua thuốc nên chị Tím nấu nước cỏ lồng chầu cho con gái uống
Không có tiền mua thuốc nên chị Tím nấu nước cỏ lồng chầu cho con gái uống
 
Ngôi nhà thuê của gia đình chị Tím ở xóm rác Sở Thùng

Ngôi nhà thuê của gia đình chị Tím ở xóm rác Sở Thùng
 
Đường đến với con chữ của các bé ở xóm Sở Thùng lắm nỗi gian nan, vì đa phần các hộ dân ở đây là dân lưu trú hoặc lang thang, địa phương gần như không (và không thể) bao quát. Vậy nên, việc xin cho các em vào học ở trường là điều bất cập. Các bé thường học ở lớp tình thương trong chùa hoặc học nhóm do các tình nguyện viên lập ra.

Bé Công Hậu - anh trai của Phương Anh, mãi đến năm 10 tuổi mới may mắn được trường tiểu học Phan Văn Trị nhận vào học. Cậu bé nghịch ngợm, hay nói chuyện nhưng có tư chất thông minh, lại được các anh chị sinh viên kèm cặp nên 3 năm liền đạt học sinh giỏi và tiên tiến. Nhưng khả năng theo đuổi việc học của Hậu rất mong manh, vì nếu gia đình vẫn thiếu đói thì Hậu sẽ bỏ học để theo mẹ đi nhặt ve chai.

Chị Tím chia sẻ: “Biết thằng Hậu học được nhưng tôi không thể lo cho nó học hành tới nơi tới chốn. Còn bé Phương Anh, tôi cũng mong muốn đưa con đi điều trị lắm, nhưng nghe nói phải phẫu thuật thì tôi đành chịu thua. Mai mốt khu này giải tỏa, vợ chồng con cái còn chưa biết chuyển đi đâu”.

Hàng ngày, lúc mọi người đi vắng, bé Phương Anh ngồi trên giẻ chơi cùng bà ngoại đã ngoài 80 tuổi. Cô bé 6 tuổi đã biết xấu hổ, mỗi khi người lớn nhấc bổng bé lên cho khách lạ quan sát vết phẫu thuật, tuy không đau nhưng cô bé rấm rứt khóc mãi. Nếu cứ kéo dài tình trạng này, không chỉ tổn hại đến sức khỏe, tuổi dậy thì sẽ là những năm tháng tồi tệ với bé Phương Anh. Chị Tím cũng nghĩ đến việc này nhưng chẳng biết phải làm sao.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1040: Chị Lâm Thị Thu Tím: 348/3D khu Sở Thùng, phường 13, quận Bình Thạnh. (Bạn đọc không nên gửi tiền qua bưu điện vì đây là khu vực sắp giải tỏa).

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

 
Hồng Nhung

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm