Ông già mù vẫn mò mẫm tìm kế sinh nhai
(Dân trí) - Sức khỏe xuống dốc, ông Nguyễn Văn Phương vẫn chưa tìm được kế sinh nhai cho gia đình trong thời gian sắp tới, khi ông không thể rong ruổi trên đường bán từng tấm vé số. Trong căn nhà thuê tuềnh toàng vương mùi ẩm mốc, năm mới là một cái gì xa xôi lắm.
Bà Bùi Thị Bốn (phải), trưởng ban công tác Mặt trận khu phố trao quà nhân ái cho gia đình ông Phương
Ngày 23/12, báo Dân trí đã trao số tiền 1.100.000đ do bạn đọc ủng hộ trong tuần 4 tháng 11 đến đôi tay tật nguyền của ông Nguyễn Văn Phương. Chứng cao huyết áp hành hạ, đi đứng khó khăn vì đôi chân sưng phù nên ông tạm nghỉ bán vé số 2 ngày nay. Người vợ thay ông đem nước ngọt đi bán rong, với hi vọng dịp lễ tết sẽ có nhiều người mua. Buổi trưa bà ở nhà lo cơm nước, chiều mới đi bán vì còn đợi hai cháu nhỏ (học lớp 4) đi cùng.
Ông cười khổ sở: “Số tôi nghèo mà ông trời bắt mắc bệnh nhà giàu, giờ làm khổ cả vợ con. Tôi sinh ra chúng nó, muốn lo cho chúng nó chu toàn mà bế tắc quá!”. Ông thương nhất đứa con bại não, sau này không biết ai sẽ chăm lo: “Nó như vậy mà vẫn còn hiểu chút chút đó. Hễ nghe tiếng gậy khua lốc cốc ngoài cửa là nó la hét mừng tôi về. Khi nó đói khát, nó không thể nói bằng lời. Nhưng thấy mình uống nước mà nó khóc, nghĩa là nó đang khát”.
Ông cười khổ sở: “Số tôi nghèo mà ông trời bắt mắc bệnh nhà giàu, giờ làm khổ cả vợ con. Tôi sinh ra chúng nó, muốn lo cho chúng nó chu toàn mà bế tắc quá!”. Ông thương nhất đứa con bại não, sau này không biết ai sẽ chăm lo: “Nó như vậy mà vẫn còn hiểu chút chút đó. Hễ nghe tiếng gậy khua lốc cốc ngoài cửa là nó la hét mừng tôi về. Khi nó đói khát, nó không thể nói bằng lời. Nhưng thấy mình uống nước mà nó khóc, nghĩa là nó đang khát”.
Một góc gian nhà ngoài
Căn nhà thuê chia làm hai gian, chất đầy những đồ đạc cũ kỹ, đen đúa, hầu hết đều do người ta cho hoặc ông Phương lượm lặt đem về. Ai mới đến lần đầu sẽ không khỏi ngạc nhiên vì nhà cửa nhếch nhác thế mà còn nuôi mấy con chó cảnh. Nhưng đó là chó của người hàng xóm dọn về quê, nhờ ông Phương nuôi giúp. Đã quá hẹn mấy tháng, chưa thấy họ đến đem về mà ông không có cách gì liên lạc với họ. Gia đình đành phải nuôi tiếp, vì: “Không nỡ đem bán, lỡ người ta quay lại mà không thấy vật cưng thì họ buồn lắm”.
Cầm số tiền bạn đọc ủng hộ trên tay, ông run run xúc động: “Tôi biết ơn các ân nhân nhiều lắm! Nhờ quý báo chuyển lời cảm ơn của gia đình tôi đến họ. Mong các ân nhân luôn mạnh giỏi!”. Ông Phương cho biết số tiền này sẽ giúp gia đình trả tiền nhà, tiền điện nước tháng này và cất đi nỗi lo về cái ăn trong mấy ngày ông nghỉ bán.
Đến lúc ký nhận vào giấy tờ, vợ ông và cô con gái lớn vừa mới sinh em bé đều lắc đầu vì không biết chữ. Hai cháu nhỏ thì chưa về. Càng không thể nhờ cô con gái liệt suốt ngày mút tay. Ngay khi ấy, ông Phương giơ tay: “Tôi ký được”. Thế rồi, ông nắn nót một chữ ký nghuệch ngoạc: bhương”.
Cầm số tiền bạn đọc ủng hộ trên tay, ông run run xúc động: “Tôi biết ơn các ân nhân nhiều lắm! Nhờ quý báo chuyển lời cảm ơn của gia đình tôi đến họ. Mong các ân nhân luôn mạnh giỏi!”. Ông Phương cho biết số tiền này sẽ giúp gia đình trả tiền nhà, tiền điện nước tháng này và cất đi nỗi lo về cái ăn trong mấy ngày ông nghỉ bán.
Đến lúc ký nhận vào giấy tờ, vợ ông và cô con gái lớn vừa mới sinh em bé đều lắc đầu vì không biết chữ. Hai cháu nhỏ thì chưa về. Càng không thể nhờ cô con gái liệt suốt ngày mút tay. Ngay khi ấy, ông Phương giơ tay: “Tôi ký được”. Thế rồi, ông nắn nót một chữ ký nghuệch ngoạc: bhương”.
Cẩm Tú