Mã số 4079:

Nhói lòng cuộc sống cơ cực của cụ bà gần trăm tuổi bấu víu bên mẹt bánh bò

Bảo Kỳ

(Dân trí) - Trong ngôi nhà trống huơ trống hoác, bốn mảnh đời cơ cực, hai cụ già và hai trẻ nhỏ bấu víu vào mẹt bánh bò sống qua ngày, có hôm bánh ế thì hai cụ và cháu không có rau cháo mà ăn.

Trong căn nhà tình thương rộng chừng 10m2 được nhà nước xây tặng nhiều năm nay đã xuống cấp, mùa mưa thì nước lênh láng bởi mái nhà đã dột nát, mùa hè nóng như lò bánh mì. Không mấy ai có thể hình dung, đó lại là căn nhà làm nơi trú ngụ của bốn mảnh đời, hai cụ già và hai trẻ nhỏ, ở ấp Sóc Triết, thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Nhói lòng cuộc sống cơ cực của cụ bà gần trăm tuổi bấu víu bên mẹt bánh bò

Chúng tôi bước vào trong ngôi nhà, đồ đạc quý giá nhất có lẽ là hai chiếc giường ọp ẹp mà chỉ sợ ngồi mạnh xuống thì sập. Gian nhà bếp được dựng tạm bợ bằng mấy tàu lá nơi để bà Kum nấu cơm, gói bánh mỗi ngày.

Bà Nèang Kum dân tộc Khmer, năm nay gần 70 tuổi là con gái lớn của cụ Nèang Cao, 97 tuổi. Mắt cụ Cao giờ đã mờ đục không còn nhìn thấy gì. Đôi tai cụ cũng bị điếc, bệnh điếc của tuổi già. Hai cụ ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng vẫn là chỗ dựa cho hai đứa cháu bị bố mẹ bỏ rơi từ khi lọt lòng. 

Ở trong gia đình ấy, bà Kum gần 70 tuổi nhưng vẫn là lao động chính trong gia đình. Ngoài việc kiếm tiền nuôi mẹ và các cháu thì từ ăn uống đến tắm rửa cho cụ Cao đều do một tay bà Kum lo liệu.

Nhói lòng cuộc sống cơ cực của cụ bà gần trăm tuổi bấu víu bên mẹt bánh bò - 1
Hai cháu Sô Phia và Chau Nek luôn quấn quýt bên bà Kum

Không ruộng đất, từ đời cha mẹ bà Kum đã gắn bó với nghề làm thuê mướn, đến đời bà Kum cũng chỉ biết trông vào kế sinh nhai ấy mà nuôi con cháu qua ngày.

Lúc nhỏ bà Kum theo cha mẹ cắt lúa mướn, khi làm lúa có máy móc hiện đại không ai mướn cắt lúa bà chuyển sang bán bánh bò thốt nốt. Cứ thế gánh bánh bò ấy đã giúp mẹ con bà đắp đổi qua ngày bằng những bữa rau, bữa cháo đã 30 năm qua.

Bà Kum giới thiệu với chúng tôi về hai đứa cháu, mà đôi mắt bà như chắt ra từng giọt nước mắt hiếm hoi của tuổi già. Bà bảo: "Hai đứa cháu này, đứa con gái là cháu ngoại còn thằng kia cháu nội. Nó ở với tôi từ lúc mới lọt lòng, cha mẹ chúng bỏ xứ đi Campuchia sinh sống nhiều năm không về thăm con".

Lúc trước khi cụ Cao còn khỏe mạnh thì ngày ngày bà Kum lại mang bánh ra chợ ngồi bán, nhưng giờ cụ Cao yếu dần thì bà Kum không dám để mẹ ở nhà một mình, nên việc bán bánh đều phó mặc cho cháu gái - Nèang Sô Phia năm nay 13 tuổi.

Nhói lòng cuộc sống cơ cực của cụ bà gần trăm tuổi bấu víu bên mẹt bánh bò - 2
Cụ Nèang Cao năm nay 97 tuổi luôn phải có người thân bên cạnh chăm sóc .

Dường như cái nghèo khó, lại bị bố mẹ bỏ rơi, khiến cô bé tự ti, luôn thu mình với mọi người. Vì thế, ngồi bên góc chợ nắng gió, bụi bặm, Sô Phia nước da đen đúa đưa mắt về xa xăm, cô bé không dám giao tiếp mời mọc như những người bán hàng khác. Nên có nhiều hôm bánh ế, cô gái lại lầm lũi lê những bước chân nặng nhọc về nhà. Hôm nào đắt hàng, hết bánh thì cũng chỉ lời lãi được dăm chục ngàn.

Khi được hỏi về cha mẹ, Sô Phia lắc đầu đã rất lâu rồi em không nhớ hình dáng cha mẹ ra sao. Trong kí ức và tuổi thơ của em chỉ có bà cố, bà ngoại và em trai chính là người thân của mình. Qua lời kể của bà em chỉ biết được cha  mẹ em đi làm ăn xa, không về thăm nữa.

Bà Kum bảo: "Cha mẹ chúng đi từ khi chúng vừa lọt lòng đến nay không về nên có người lạ đến thăm, hỏi chúng có nhớ cha mẹ không? đứa nào cũng đều lắc đầu".

Cả hai chị em Sô Phia và Chau Nek, mới đều chỉ đi học lớp 1 rồi phải nghỉ học ở nhà. Nên cái chữ bẻ đôi không biết.

So với người chị Sô Phia thì Chau Nak (10 tuổi) có phần hoạt bát, nhanh nhẹn. Hàng ngày chị mang bánh ra góc chợ ngồi thì Nak lại ở nhà dọn dẹp, đỡ đần tay chân cho bà.

Nhói lòng cuộc sống cơ cực của cụ bà gần trăm tuổi bấu víu bên mẹt bánh bò - 3
Suốt 2 năm nay em Sô Phia ngày ngày mang bánh bò ra chợ ngồi bán

Nhìn bộ đồng phục sờn cũ trên người cậu bé được người ta cho, Nak tỏ ra thích thú nên em cứ mặc đi mặc lại suốt bộ quần áo ấy. Và cũng lâu lắm rồi, Nak không nhớ nổi thời gian dài như thế nào, em chỉ biết con số tính bằng năm, chị em Nak không biết đến những chiếc áo mới là gì.

Bà Kum kể, "nhiều lúc thằng Chau Nak ngồi trong lòng rồi hỏi tôi. Sao con không được đi học vậy bà? Những khi ấy tôi chỉ biết thở dài. Nó học đến lớp 1 rồi nghỉ như chị nó, chữ nghĩa chưa rành rẽ nhưng nó rất thích viết tên của mình. Nó viết được chữ nào rồi chạy đi khoe với tôi… Dù nó đi học không tốn tiền nhưng bao nhiêu chi phí sách vở, chi tiêu hằng ngày tôi biết lo liệu làm sao".

Ông Trương Đông Xuân, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cô Tô cho biết: "Ấp Sóc Triết là ấp nghèo được hưởng chính sách đặc biệt nên 2 cháu của bà Kum đều được miễn học phí. Tuy nhiên do gia đình quá khó khăn bà Kum không thể lo nổi chi phí hàng ngày cho các cháu.

Địa phương đã nhiều lần vận động cho các cháu đi học nhưng người nhà vẫn chưa đủ khả năng thực hiện. Đối với hoàn cảnh của bà Kum địa phương cũng mong muốn có sự chung tay giúp đỡ của các nhà hảo tâm hỗ trợ để hai cháu bà có thể đến trường".

Thương hoàn cảnh của bà Kum nhưng do cuộc sống còn khó khăn nên bà con lối xóm cũng chỉ lui tới động viên là chính. Thỉnh thoảng có các đoàn từ thiện đến thăm hỏi, hỗ trợ nhu yếu phẩm, phí sinh hoạt.

Trước hoàn cảnh của bà, cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể thị trấn Cô Tô thường xuyên xuống thăm hỏi, động viên và tặng quà gia đình bà Kum vào những ngày lễ, tết. Gia đình bà Kum thuộc hộ nghèo, ngoài ra cụ Cao hàng tháng được hỗ trợ 270.000 đồng chính sách dành cho người cao tuổi.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 4079: Bà Nèang Kum.

Địa chỉ: Ấp Sóc Triết, thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

2. Báo điện tử Dân trí

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 1017378606

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1017780241

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 126000081304

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản: 26110002631994

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;

ĐT: 0436869656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0231195149383

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206035022

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1017589681

- Chi nhánh Hà Nội.

* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 333556688888

- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567

VP Cần Thơ: Số 10 đường Trần Bình Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Tel: 0292.3.733.269

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm