1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 880:

Người chồng phụ hồ gồng mình nuôi cả gia đình bệnh tật

(Dân trí) - Cả tháng đi phụ hồ, anh chỉ mua được ít thuốc cho người bố đang nằm liệt giường vì bệnh hen suyễn và tai biến não. Anh đành nuốt nước mắt nhìn người vợ trẻ đau đớn vì bệnh viêm tủy sống hành hạ…


Bố anh Nghiêm bị tai biến mạch máu não đã 6 năm nay, thêm căn bệnh hen suyễn ông ngày càng yếu dần
Bố anh Nghiêm bị tai biến mạch máu não đã 6 năm nay, thêm căn bệnh hen suyễn ông ngày càng yếu dần

Hoàn cảnh mà chúng tôi muốn nhắc đến là gia đình anh Phạm Đình Nghiêm và chị Nguyễn Thị Hà ở xóm 5, xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh). Anh càng cố gắng nhiều hơn nhưng tiền thuốc thang cho bố, cho vợ, tiền lãi hàng tháng từ số nợ khổng lồ mà anh vay mượn chữa bệnh cho vợ, rồi ăn uống cho cả 6 người đều chỉ dựa vào sức lao động của một mình anh. Đứa con thơ hàng ngày vẫn kêu đau bụng quằn quại anh cũng không giám đưa nó đi khám. Bởi với đồng lương ít ỏi từ những ngày anh có thể đi phụ hồ. Ngẫm đến hoàn cảnh gia đình hiện tại anh đành dằn lòng mình có tội với con. Nhiều hôm không có nổi tiền mua thuốc cho vợ, nhìn người vợ hiền vật lộn với những cơn đau lòng anh như chết đắng.

Đã hơn hai năm nay kể từ ngày chị Hà bị căn bệnh viêm tủy sống hành hạ, mặc dù anh Nghiêm đã cố gắng vay mượn lặn lội khắp nơi chữa trị cho vợ. Nhưng nữa phần dưới, từ thắt lưng trở xuống của chị Hà vẫn bị mất cảm giác, liệt hoàn toàn không thể đi lại được.

Ngồi trên xe lăn, ôm hai đứa con thơ chị Hà ngậm ngùi trong làn nước mắt tâm sự về hoàn cảnh của gia đình mình: “Bố chồng tôi bị tai biến mạch máu não đã hơn 6 năm nay, thêm căn bệnh hen suyễn nữa ông yếu lắm. Trước đây hai vợ chồng lam lũ cả ngày lo cho bố mẹ và các con còn khó khăn lắm mới đủ sống. Bây giờ tôi thế này… chỉ mình anh ấy, vừa đi làm, về nhà lại lo công việc gia đình, nhiều khi tôi nghĩ quẩn muốn ra đi cho đỡ gánh nặng đến chồng con. Nhưng càng nghĩ càng thương anh ấy, biết đâu rồi có ngày ông trời rủ lòng thương cho mình đi lại được…”.

Từ khi phát hiện vợ mình bị căn bệnh viêm tủy sống anh Nghiêm cố gắng chạy vạy, vay mượn khắp nơi để chữa trị cho vợ. Hai lần anh đưa chị ra bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) điều trị (chi phí gần 100 triệu đồng) nhưng chị Hà vẫn bị liệt nửa người  dưới. Hiện tại không còn lo nỗi chi phí, chị Hà phải ở nhà điều trị, hàng tháng anh Nghiêm phải ra Hà Nội lấy thuốc cho chị (1.035.000 đồng/tháng tiền thuốc) .

Không có thuốc điều trị chị Hà đang phải đối diện với nguy cơ bị liệt toàn thân
Không có thuốc điều trị chị Hà đang phải đối diện với nguy cơ bị liệt toàn thân

Nhưng mấy tháng nay, người bố sức khỏe ngày càng yếu nên số tiền anh Nghiêm đi làm chỉ đủ mua thuốc cho bố. Anh cũng không thể vay mượn được ai thêm nữa nên đành bất lực nhìn người vợ đau đớn vì không có thuốc uống. Nếu như tình trạng không được điều trị kéo dài, thuốc thang không đầy đủ thì bệnh tình của chị Hà sẽ diễn biến theo chiều hướng rất xấu, chị phải đối mặt với nguy cơ bị bại liệt toàn thân.

Cháu Phạm Đình Trường (SN 2001) con trai anh thường xuyên bị đau bụng dưới, đứa con gái út Phạm Huyền Nhi (SN 2005) cũng có những biểu hiện tương tự anh trai. Anh Nghiêm có đưa cháu đi bệnh viện huyện Hương Sơn khám nhưng các bác sĩ vẫn chưa chẩn đoán được cháu mắc căn bệnh gì và khuyên anh nên đưa các cháu ra Hà Nội khám. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình hiện tại anh vẫn phải đành để các con chịu khổ.

“Có hôm nó (em Trường) lên cơn đau ra sau nhà ngồi khóc một mình chứ không dám nói với bố mẹ, nhiều lần như thế tui cũng chỉ biết gọi con vào hai mẹ con ôm nhau khóc thôi”, chị Hà nói trong nước mắt.

Để có tiền thuốc thang cho bố và vợ nên ngoài công việc đồng áng, anh Nghiêm tranh thủ xin đi phụ hồ ở những công trình gần nhà. “Có công trình nào gần nhà thì tui đi làm, chứ đi làm xa không được, làm gần nhà trưa còn tranh thủ chạy về lo cho vợ, bố mẹ và các con, với lại lỡ có chuyện gì chạy về cho tiện. Một tháng may mắn cũng chỉ làm được 10 công, vì phải lo cho gia đình nên không đi làm được. Một công phụ hồ bây giờ người ta trả cho được 80 000”. Anh Nghiêm tâm sự.

Hàng ngày anh thức dậy khi 4h sáng, giặt quần áo, lo cơm nước cho cả nhà, thuốc thang cho vợ, cho bố, đèo hai đứa con nhỏ đi học. Khi đã yên tâm mọi công việc ở nhà anh mới tất tả đi phụ hồ. Tranh thủ buổi trưa anh vội vã về nhà ngay, lo cơm nước, vệ sinh cho vợ và bố. Nhiều hôm không kịp ăn cơm anh lại phải đi làm không muộn giờ. Cả ngày vật lộn với cuộc sống khắc nghiệt tối về nếu người bố lại lên cơn khó thở, lo lắng cho bố cả đêm anh lại thức trắng trông nom.

Sự sống của cả gia đình bệnh tật chỉ dựa vào sức lao động của một mình anh Nghiêm
Sự sống của cả gia đình bệnh tật chỉ dựa vào sức lao động của một mình anh Nghiêm

Một tháng cố gắng lắm anh Nghiêm cũng chỉ làm được 10 công thợ (800.000 đồng), rồi thu nhập từ 3 sào ruộng mùa được mùa không, anh phải lo cho sự sống của 6 con người và khoản lớn tiền lãi nợ ngân hàng.

Chia sẻ về hoàn cảnh của gia đình anh Nghiêm, bác Phạm Văn Huân xóm trưởng tâm sự: “Gia đình anh Nghiêm là hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhất trong xóm. Thương nhất là chị Hà tuổi đời còn trẻ như vậy mà phải ngồi xe lăn chỉ vì quá nghèo. Cả ngày hắn (anh Nghiêm) cặm cụi đi làm cũng không đủ tiền thuốc thang cho vợ và bố mẹ, rồi phải lo cho 2 con không bị thất học nữa”.

Từng ngày từng giờ anh đều cố gắng làm việc bằng hai, bằng ba người bình thường để xoay xở lo cho mái ấm gia đình. Có những đêm anh thức trắng khi nghĩ về tương lai của hai đứa con thơ, nghĩ đến những ngày tháng tiếp theo không lo nổi tiền thuốc, anh phải nhìn người vợ hiền vật lộn trong những cơn đau, không biết rồi ngày mai anh có cố nổi để đưa gia đình mình vượt qua cơn bão tố.

Đơn xác nhận của chính quyền.
Đơn xác nhận của chính quyền.

Rồi những hôm trái gió trở trời toàn thân đau ê ẩm nhưng anh vẫn không cho phép mình được ngưng tay. Dù khó khăn vất vả nhưng anh vẫn tự hứa với lòng mình: “Tui sẽ cố gắng làm lụng, tích góp rồi đưa hai con đi khám xem chúng bị gì, chứ để con thế người làm cha như tui không đành lòng”.

Liệu rồi anh có thể thực hiện nổi lời hứa tự đáy lòng với các con của mình hay không? Bởi hiện tại, dù anh có cố gắng đến nhường nào đi chăng nữa cũng khó lòng lo nổi tiền thuốc thang cho vợ, cho bố, và sự sống của 6 con người.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 880: Anh Phạm Đình Nghiêm, xóm 5, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.

ĐT: 0976.558.283

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

 * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

 

 

Ngọc Huê - Lany Nguyễn