1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 1124:

Nghẹn đắng gia cảnh cậu học trò nghèo 2 năm đỗ học sinh giỏi quốc gia

(Dân trí) - Bố mất sớm, mẹ đau ốm thường xuyên nhưng Tú vẫn nỗ lực vượt khó để học tập. Hai năm liền Tú đều đạt danh hiệu HSG Quốc gia và được tuyển thẳng vào trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhưng con đường đến giảng đường của em vẫn còn lắm gian nan.

Đó là tấm gương nghị lực vượt khó học giỏi của em Lê Văn Tú (SN 1995, học sinh lớp 12, chuyên Hóa, trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An). Mặc dù hai năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi Quốc gia và được tuyển thẳng vào khoa Hóa Học của trường Đại học Sư phạm I Hà Nội nhưng Tú rất băn khoăn lựa chọn con đường tương lai của mình bởi gia đình em đang gặp muôn vàn khó khăn.

Dành tiền đi xe buýt để mua sách

Những cuốn sách là người bạn, thứ tài sản có giá trị mà Tú luôn yêu quý
Những cuốn sách là người bạn, thứ tài sản có giá trị mà Tú luôn yêu quý

Sinh ra trong gia đình thuần nông ở xóm Đông Tiến, xã Vân Diên, Nam Đàn (Nghệ An), từ nhỏ, Tú đã thấu hiểu được hoàn cảnh gia đình luôn phải chạy ăn từng bữa nên em luôn cố gắng trong học tập để mong sau này thoát khỏi cảnh đói nghèo. Suốt những năm học tiểu học và cấp 2, Tú luôn là học sinh giỏi toàn diện của trường, lớp và được thầy cô, bạn bè biết đến. Năm 2010, Tú xuất sắc đậu vào lớp chuyên Hóa, trường THPT chuyên Phan Bội Châu và giành ngôi Á khoa toàn trường.

Ngày Tú nhập trường chưa được bao lâu thì bố em đột ngột qua đời, để lại gánh nặng mưu sinh lên người mẹ cùng 4 đứa con thơ dại. Chị Nguyễn Thị Loan - mẹ Tú bị đau ốm thường xuyên, hoàn cảnh gia đình khó khăn lại càng chồng chất khó khăn. Học ở trường chuyên của tỉnh, cách nhà hơn 25km nhưng mỗi tuần vào sáng sáng chủ nhật, Tú đều dành thời gian về nhà để thăm gia đình và làm các công việc phụ giúp mẹ. Thay vì đi xe buýt về nhà, Tú chọn cách đạp xe đạp để dành dụm tiền mua thêm sách tham khảo.

“Em chọn đi xe đạp vừa rèn luyện sức khỏe vừa có thể dành tiền để mua sách tham khảo. Mỗi tháng, tiền mẹ gửi xuống cho em ăn học không nhiều vì ở nhà còn có 3 đứa em em đang tuổi ăn học. Sau khi dành tiền, em đến các hiệu sách cũ để mua những cuốn sách hay để đọc thêm kiến thức cho mình…”, Tú kể.

Mẹ là động lực để Tú vượt qua khó khăn, vươn lên học giỏi
Mẹ là động lực để Tú vượt qua khó khăn, vươn lên học giỏi

Năm học đầu tiên, Tú được một gia đình nhận làm gia sư cho con và nuôi Tú ăn học. Do phải dành nhiều thời gian để dạy kèm nên Tú thường xuyên thức khuya để học bài, ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học có phần giảm sút. Bước vào lớp 11, dù gặp nhiều khó khăn nhưng chị Loan vẫn quyết định cho Tú ở trọ ngoài để có đủ sức khỏe và dành nhiều thời gian học bài. Được thầy cô và bạn bè quan tâm, giúp đỡ nên những buổi học thêm ở lớp Tú đều không phải đóng tiền. Tú tâm sự: “Nhìn mẹ vất vả nuôi 4 anh em ăn học, nhiều lần em nghĩ sẽ bỏ học để mẹ bớt khổ nhưng mẹ luôn động viên em mà bỏ học nữa là mẹ lại càng khổ hơn nên chỉ biết học và cố gắng hết sức mình”.

Không phụ lòng tin yêu của gia đình, thầy cô, bạn bè, năm học lớp 11 Tú đã đạt giải Ba môn Hóa học, lớp 12 đạt giải Nhì môn Hóa học trong kỳ thi HSG Quốc gia. Ngoài tư chất thông minh thì theo Tú, phương pháp học của em là luôn lắng nghe, tiếp thu kiến thức các bài giảng của thầy cô và học hỏi từ bạn bè. Bên cạnh việc dành thời gian làm bài tập ở trường lớp, Tú còn chăm chỉ tự học và giải các dạng đề, bài tập trong các sách tham khảo, rèn luyện thể thao, tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể để giải tỏa căng thẳng sau mỗi giờ học.

Chông chênh ước mơ đến giảng đường

Xuất sắc năm liền đạt danh hiệu HSG Quốc gia, Tú được tuyển thẳng vào một trường ĐH và em đã chọn khoa Hóa Học của Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội. Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013, để thử sức mình ở khối B, Tú đăng ký dự thi vào trường Đại học Y Hà Nội và đạt 27 điểm. “Gia đình hoàn cảnh khó khăn, em thấy nghề sư phạm hợp với em hơn, ngành sư phạm không phải đóng học phí và sẽ đỡ một khoản tiền cho mẹ em”, Tú chia sẻ.

Ngồi bên cạnh con, chị Nguyễn Thị Loan ứa nước mắt khi nghĩ đến khoản tiền ăn học đại học cho Tú sắp tới. Gia đình chị Loan thuộc diện hộ nghèo của xã. Trong căn nhà của mẹ con Tú trống huơ, trống hoác không có thứ tài sản gì đáng giá trị ngoài bộ bàn ghế cũ để dành cho các con học bài. Ngay cả chỗ ngủ cho cả gia đình 5 người cũng chỉ là 2 tấm liếp gỗ ọp ẹp trải giữa nhà.

5 mẹ con chị Loan bên ngôi nhà tạm bợ
5 mẹ con chị Loan bên ngôi nhà tạm bợ

Thu nhập chính của gia đình trông đều trông chờ vào hai sào ruộng cùng nghề làm bánh tráng. Cũng vì bố Tú mất sớm nên những khách quen thường đặt mua bánh của mẹ con Tú không còn lui tới vì sợ “vận đen”. Mặc dù đau ốm thường xuyên nhưng chị Loan vẫn gắng gượng làm nhiều việc ai thuê gì làm nấy từ cấy lúa, gặt lúa thuê, bán hàng ở chợ, miễn sao kiếm thêm chút tiền cho các con ăn học.

Lăn lộn với nhiều nghề nhưng chị Loan vẫn không kiếm tiền đủ để chi tiêu hàng ngày nên đứa con thứ 3 đã phải nghỉ học giữa chừng. Hiện mẹ Tú đang mắc căn bệnh u xơ tử cung, phát hiện bệnh đã lâu nhưng do gia đình khó khăn nên chị chưa một lần trở lại bệnh viện thăm khám. Chị Nguyễn Thị Loan, tâm sự: “Vất vả khó nhọc mấy tôi cũng cố gắng vượt qua, mỗi khi thấy mệt mỏi là tôi lại nghĩ đến thành tích mà Tú đạt được, tôi lại cố gắng đứng dậy làm việc, giờ một đứa đã phải nghỉ học giữa chừng, tôi chỉ mong có sức khỏe, có việc làm kiếm tiền để trang trải cho 3 đứa còn lại học hành đến nơi đến chốn để sau này chúng không khổ như tôi bây giờ".

Giấy chứng nhận hộ nghèo của gia đình chị Loan
Giấy chứng nhận hộ nghèo của gia đình chị Loan

Mẹ Tú còn cho biết thêm, những ngày hè này Tú và em trai theo người chú đi làm phụ hồ để dành tiền cho Tú đi Hà Nội theo học. Những ngày học vất vả không có gì bồi dưỡng, được mấy ngày hè lại làm công việc vất vả nên Tú gầy hơn và đen nhẻm. “Nếu ra Hà Nội học em sẽ kiếm việc làm thêm bằng cách đi dạy gia sư để cho mẹ em đỡ vất vả. Không biết sau này khi trở thành thầy giáo em có làm được gì để giúp mẹ không nên em luôn tự hỏi không biết bao giờ cho mẹ hết khổ?”, cậu học trò nghèo bộc bạch ước mơ của mình.

Dẫu cuộc sống còn nhiều những khó khăn, thử thách phía trước song Tú vẫn quyết tâm phấn đấu bền bỉ để vượt lên hoàn cảnh. Hy vọng con đường thành công sẽ mở rộng ra hơn, một tương lai tốt đẹp hơn sẽ chờ đón Tú và gia đình ở phía trước. 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1.  Mã số 1124: Em Lê Văn Tú - học sinh lớp 12, chuyên Hóa, trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (TP Vinh, Nghệ An) hoặc Xóm Đông Tiến, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, Nghệ An.

ĐT: 01653.307.720

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank: 
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 045 100 194 4487 
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank: 
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank: 
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 10 201 0000 220 639 
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí 
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

 

Thúy Tình - Nguyễn Duy

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm