1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Nét đẹp trong văn hóa kinh doanh

Làm nhân đạo-từ thiện đã thực sự trở thành một nhu cầu của các doanh nghiệp. Một báo cáo mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương Hà Nội cho thấy có tới hơn 68% doanh nghiệp ở Hà Nội và 84% doanh nghiệp ở Tp.HCM “quan tâm đến hoạt động từ thiện”.

Thực tế, hoạt động từ thiện vốn là một truyền thống lâu đời của người Việt nam, thể hiện qua sự cứu giúp những người nghèo, người gặp hoạn nạn cho tới việc đóng góp xây dựng đình chùa, xây cầu đường ... Những hoạt động này thậm chí đã đi vào những câu chuyện cổ tích hay chuyện danh nhân như những nét văn hóa được xã hội tôn vinh.

Tuy nhiên, hoạt động từ thiện của các doanh nghiệp Việt nam thời cận đại dường như biến mất dưới thời bao cấp mà chỉ được ghi nhận một cách chính thức kể từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước. Các doanh nghiệp đã đóng góp dưới nhiều hình thức khác nhau, từ việc đóng góp hỗ trợ giải quyết hậu quả thiên tai, giúp đỡ người nghèo, khôi phục đền chùa, di tích cho đến việc tăng cường các hoạt động giáo dục, chăm sóc y tế và cơ sở hạ tầng. Có những doanh nghiệp đã đóng góp hàng tỷ đồng cho các chương trình nhân đạo được tổ chức hàng năm như “Trái tim cho em”, Operation Smiles hay Quỹ Vì người nghèo.
 
Các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn bên chiếc chăn mang hơi ấm tình người

Các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn bên chiếc chăn mang hơi ấm tình người

Đáng chú ý là trong khi phần lớn doanh nghiệp xem những đóng góp bằng tiền mặt qua gây quỹ là nguồn lực tốt nhất cho những hoạt động hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội, nhiều doanh nghiệp lại tìm tới các cách làm từ thiện sáng tạo hơn nhằm đạt được nhiều mục đích xã hội hơn.

Đơn cử như trường hợp công ty LG Việt nam với chương trình “Góp áo may chăn, mang niềm vui đến” được tổ chức trong 11-12 năm 2012. Công ty đã phát động chương trình thu gom áo cũ để may chăn tặng các em nhỏ kém may mắn tại Làng trẻ Hòa Bình của trẻ em nhiễm chất độc mầu da cam, làm trẻ SOS Gò Vấp Tp. Hồ Chí Minh và một số làng nuôi dạy trẻ mồ côi khác.

Lý giải về chương trình, ông Noh Hyun Woo, Giám đốc Ngành hàng điện gia dụng, Công ty Điện tử LG Việt Nam cho biết: “Ngoài việc làm từ thiện, mục tiêu của chúng tôi là thúc đẩy sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng trong việc quan tâm, chăm sóc các em nhỏ kém may mắn. Hơn nữa, chúng tôi phát động chương trình này còn với một thông điệp ‘xanh’ về việc tiết kiệm các nguồn lực tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt. Những điều này nghe tưởng như rất ‘vĩ mô’, ‘ghê gớm’, nhưng thực ra nó đều bắt nguồn từ những thói quen tiêu dùng nhỏ bé hàng ngày như chiếc áo cũ, chiếc chăn bông”.
 
Đại diện Công ty LG Việt Nam trao chăn cho các em ở Làng trẻ em SOS Gò Vấp, TP.HCM

Đại diện Công ty LG Việt Nam trao chăn cho các em ở Làng trẻ em SOS Gò Vấp, TP.HCM

LG Việt nam được biết đến như một công ty chăm chỉ làm từ thiện từ nhiều năm nay. Chỉ tính riêng ba năm trở lại đây, công ty đã tổ chức nhiều chuyến tài trợ cho các nạn nhân thiên tai; hỗ trợ các gia đình nghèo ở tỉnh Hưng Yên; thường xuyên tổ chức Tết trung thu cho trẻ em bị ung thư và trẻ mồ côi; tài trợ tiền, đồ dùng học tập và thực phẩm cho trẻ mồ côi … Điều đáng chú ý là các hoạt động này luôn trực tiếp và đúng nhu cầu của người hưởng lợi. Ví dụ, công ty tài trợ cho người nghèo tỉnh Hưng Yên đúng mùa giáp hạt hay tài trợ TV 50 inch cho trường trẻ em câm điếc Xã Đàn để hỗ trợ việc học tập của các em.

Các doanh nghiệp nước ngoài và các tập đoàn lớn trong nước hiện là những đơn vị làm từ thiện nhiều nhất. Đối với họ, hoạt động từ thiện không hề tự phát mà luôn có kế hoạch cụ thể như một phần của kế hoạch hoạt động năm. Làm từ thiện với họ là “Tôi trả lại cho xã hội những gì đã góp nhặt được từ xã hội” như Warren Buffett phát biểu khi quyết định quyên tặng gần 4 tỉ USD cho 5 quỹ từ thiện.

Tuy nhiên, như nguyên Tổng giám đốc FPT Nguyễn Thành Nam nhận xét, làm từ thiện là một việc rất khó, thậm chí còn khó hơn cả làm kinh doanh. Làm từ thiện đòi hỏi phải “đúng và trúng” những vấn đề xã hội đang cần được giải quyết và phải được thực hiện bằng phương thức phù hợp để đáp ứng vấn đề mang tính truyền thống “của cho không bằng cách cho” của Việt nam. Để như vậy, hoạt động từ thiện cũng cần được chuyên nghiệp hóa.
 
Đại diện Công ty LG Việt Nam trao chăn cho các em ở Làng trẻ em SOS Gò Vấp, TP.HCM

Những chiếc chăn được dệt lên từ nhiều tấm lòng thiện nguyện sẽ giúp các em ở Làng trẻ em Hòa Bình, Hà Nội đỡ lạnh trong những ngày đông giá này.
 
Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương Hà Nội cũng đưa ra những khuyến nghị về “chuyên nghiệp hóa” hoạt động từ thiện của doanh nghiệp, bao gồm xây dựng chính sách đầu tư nguồn lực doanh nghiệp cho từ thiện, có những trung tâm đào tạo làm từ thiện và soạn thảo một cuốn cẩm nang hướng dẫn về từ thiện doanh nghiệp làm nguồn tài liệu tham khảo giúp các doanh nghiệp cùng chia sẻ và hợp tác trong hoạt động quan trọng này.
 
CT

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm