Mã số 3460:
Na Kho khao khát một cây cầu giữa đại ngàn heo hút
(Dân trí) - Na Kho - bản làng nằm giữa thung lũng được bao bọc bởi núi rừng và khe suối. Na Kho đói, nghèo và khổ gần như bậc nhất cái xã biên giới Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An với số đông dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc Khơ Mú, Thái, Mông...
Ngược theo quốc lộ 7A từ TP Vinh với hành trình dài hơn 260km chúng tôi mới đến được bản Na Kho, xã Bắc Lý huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
Người dân nơi đây chủ yếu là đồng bào người Khơ Mú, Thái, Mông… đặc biệt có những bản cách trung tâm xã đến gần 40km, đường sá đi lại gian nan. Vì thế cuộc sống người dân nơi đây gặp vô vàn khó khăn.
Những hình ảnh về cuộc sống khó khăn của người dân Na Kho được phóng viên Dân trí ghi lại trong chuyến công tác vừa qua.
Phải mất gần 2 tiếng “hành quân” đối mặt với những con dốc dựng đứng, và một bên là vực thẳm giữa bạt ngàn núi rừng chúng tôi mới đến được với bản Na Kho. Hiện ra trước mắt chúng tôi phía thung lũng là những nóc nhà lợp bằng lá rừng xen lẫn những mái nhà tấm fipro xi măng, tôn…
Na Kho có hơn 60 hộ dân với 320 nhân khẩu, hầu hết là đồng bào người Khơ Mú. Những nếp nhà sàn đơn sơ nằm dọc theo con suối, thấy người lạ những đứa trẻ với tấm áo đã sờn màu lấm lem bùn đất chạy trên đôi chân trần ra nhìn chúng tôi với ánh mắt vô cùng lạ lẫm. Với đặc thù riêng người dân nơi đây thường làm nhà dọc theo những con suối để tiện trong việc sinh hoạt và lấy nước.
Giữa bản có một chiếc cầu tạm được làm bằng những cây gỗ cũ để đi lại. Đó cũng là con đường duy nhất để người dân qua lại, các em học sinh mỗi ngày đến trường đều phải qua “chiếc cầu” tạm bợ này.
“Nói là chiếc cầu cho nó oai, chứ đó là mấy cây gỗ đã hư hỏng, mối mọt cả rồi, không biết nó sụp ngày mô đó thôi”, một người dân bản Na Kho gặp chúng tôi chia sẻ. Trong đó, đa phần các em đều có hoàn cảnh hết sức khó khăn không những về điều kiện kinh tế mà còn về cả tinh thần khi thiếu đi sự chăm sóc của bố mẹ.
“Ở đây nhiều em hoàn cảnh khó khăn lắm, đứa thì bố mẹ bỏ nhau phải ở với ông bà. Đứa thì bố mất, mẹ bỏ đi… bữa ăn hàng ngày thì có cơm hoặc là xôi chấm với ớt cay, muối làm chẻo thôi, may mắn thì có thêm ít măng.
Nhưng các em rất ngoan, chăm học và nghe lời thầy cô…”, thầy Nguyễn Kim Thảo một trong những giáo viên Trường Tiểu học Bắc Lý 1 cắm bản lâu nhất tại đây tâm sự. Hơn 1 thập kỷ gắn bó với điểm trường Na Kho, từ cái thủa còn phải mất cả ngày đường để vượt qua những con suối cuộn xiết, thậm chí phải đánh cược tính mạng giữa rừng sâu để “gánh” con chữ về đây. Hơn ai hết thầy Thảo hiểu được những vất vả mà các học trò mình phải chịu.
Hành trình “gánh” được con chữ đến với học sinh Na Kho gian khổ là vậy và không biết bao nhiêu lần con đường đến lớp của học sinh đã bị cắt đứt bởi dòng nước lũ đục ngầu cuộn xiết, đặc biệt còn tiềm ẩn nguy hiểm đến tính mạng của học sinh và người dân nơi đây.
Chiếc cầu đã hư hỏng... trông thấy.
“Năm nào cũng thế, nước lũ về là cuốn trôi cầu. Có lũ cuốn trôi mất cả tuần học sinh phải nghỉ học, người dân nơi đây cũng không đi đâu được. Phải chờ đến khi nước rút hẳn thì mới làm được cầu khác, học sinh mà lội qua suối là bị cuốn đi luôn. Bà con dân bản Na Kho rất mong nhà báo kêu gọi giúp chúng ta với, lại thêm một mùa mưa lũ sắp tới nữa rồi”, ông Moong Phò Vương - Bí thư chi bộ bản Na Kho cho biết.
Những ngày mưa lớn, cầu bị cuốn trôi, học sinh không thể đến lớp cô trò cũng chỉ biết đứng nhìn nhau qua dòng nước lũ đục ngầu, “gánh chữ” lại bị đứt giữa chừng. Cuộc sống của người dân nơi đây cũng bị cô lập hoàn toàn.
Chia sẻ với Dân trí, ông Nguyễn Việt Dũng - Phó bí thư đảng ủy tăng cường xã Bắc Lý cho biết, để đến với bà con Na Kho từ trung tâm đi vào với quãng đường tầm 20km, nhưng đi cũng gần 2 tiếng đồng hồ.
“Bản Na Kho, cách trung tâm xã khoảng 20km, đường sá đi lại rất khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa. Ở Na Kho bao đời nay người dân sống hai bên khe suối, để đi lại, họ vào rừng kiếm cây gỗ bắc qua suối làm cái cầu tạm bỡ để đi lại.
Nhưng cứ mỗi lần mùa mưa đến là cầu gỗ này lại bị lũ cuốn trôi. Cũng vì thế, học sinh muốn qua suối để đến trường là không thể và rất nguy hiểm nên đành phải bỏ học dài ngày, ảnh hưởng đến giáo dục. Chúng tôi cũng thấu hiểu được sự bức thiết cần phải xây dựng một chiếc cầu tại đây để đảm bảo an toàn cho học sinh và người dân. Nhưng hiện tại kinh phí địa phương là không có, dù biết là rất cần thiết nhưng cũng đành bất lực…
"....Qua báo Dân trí, chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm quan tâm giúp đỡ cho bà con Na Kho nói chung và các em học sinh tại đây có được cái cầu để vào mùa mưa lũ các em thoải mái đến trường thì mừng biết mấy”, ông Nguyễn Việt Dũng - Phó bí thư đảng ủy tăng cường xã Bắc Lý chia sẻ.
Có được một cây cầu kiên cố, bắc qua dòng suối Na Kho trong những ngày mưa gió là giấc mơ của bà con dân bản nơi đây để cuộc sống của họ được đảm bảo.
Na Kho khao khát một cây cầu để thuận tiện cho cuộc sống của bà con dân bản và nâng bước các em học sinh trên hành trình đi tìm con chữ.
Đặc biệt, là giấc mơ của các thầy cô nhọc nhằn “gánh” con chữ về với Na Kho. Nếu cái giấc mơ đó được hiện thực hóa thì họ không còn phải rơi nước mắt “ngắm” học sinh của mình đứng bên kia dòng nước lũ đục ngàu, cuộn xiết.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về
1. Mã số 3460: UBND xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An.
Số ĐT: 0975.23.99.55. - ông Nguyễn Việt Dũng - Phó bí thư đảng ủy xã Bắc Lý.
Hoặc báo điện tử Dân trí:
2. Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0451000476889
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 0451370477371
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 129 0000 61096
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản : 2611 000 3366 882
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.
* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number : 2611 037 3366 886
Swift Code: BIDVVNVX261
Bank Name: Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch
Address: No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam;
Tel: (84-4)3686 9656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0721101010006
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Bao Dien tu Dan tri
Số TK: 0721101011002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206034036
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh.
Tel: 0239.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269
Nguyễn Duy