“Một triệu cuốn vở…” tiếp tục đến với học sinh nghèo Gia Lai
(Dân trí)- Ngày 10/11, PV báo Dân trí cùng ông Nguyễn Xuân Hòa (Chủ tịch Hội khuyến học huyện Mang Yang) và đại diện chính quyền xã Lơ Pang đã trao tận tay 2.670 cuốn vở đến với những học sinh nghèo Trường THCS Lơ Pang, xã Lơ Pang, Mang Yang.
Cách trung tâm huyện chừng 20km, nhưng Trường THCS Lơ Pang lại là một trường vùng 3 với hầu hết là người dân tộc Bahnar có hoàn cảnh khó khăn sinh sống. Vì vậy, rất nhiều em học sinh đều vác bụng đói đến trường, và nhiều em trong trang phục quần áo lấm lem, quần ống thấp ống cao, rách chỗ nọ, lủng chỗ kia… ngồi học khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng.
Thầy Nguyễn Thương- Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Ở đây hầu hết các em đều nhịn ăn sáng đi học, nhiều em do hoàn cảnh quá khó khăn quần áo cũng không đủ mặc. Chiều hôm qua ở nhà mặc đi làm rẫy bộ nào, thì sáng nay đi học cũng mặc bộ đấy, quần áo vẫn còn lấm lem bùn đất… nhìn rất tội nghiệp. Vì vậy, hàng năm giáo viên trong trường đều vận động xin quần áo, và lấy quần áo đã mặc 1 hoặc 2 năm của mình để phát cho các em mặc”.
Năm nay đã lên 14 tuổi, bắt đầu tuổi làm “điệu” của thiếu nữ nhưng Xrư (lớp 7A), lại không có lấy một bộ quần áo lành lặn để mặc đến trường. Thời tiết se lạnh nhưng Xrư chỉ khoác mỗi bộ đồ mỏng manh, chiếc áo trắng đã cũ mốc lấm chấm đen, còn chiếc quần bên dưới thì rách gấu, phần trên ống thì thủng lỗ, vậy mà nó đã theo Xrư đến trường từ rất lâu rồi.
Tâm sự với chúng tôi, Xrư cho biết, làng em cách trường chừng 10km. Đây là ngôi làng nằm lọt thỏm giữa thung lũng được núi cao “bao bọc”, không có đường thuận lợi cho xe chạy, muốn vào được làng không phải dễ. Chính vì vậy, em được các thầy cô nuôi bán trú tại trường từ thứ 2 đến thứ 7.
Nói về hoàn cảnh của mình, Xrư kể, cha em mất từ lâu, mẹ đi bắt chồng mới, 5 anh chị em của Xrư tự nuôi lấy nhau, sống cuộc sống thiếu thốn đủ bề… nói đến đây, giọng cô học trò Bahnar bỗng dưng nghẹn lại rồi thút thít khóc. Bởi từ lâu em rất thèm nhiều thứ, tình thương, sự chăm sóc của đấng sinh thành, một bộ đồ mới….
May mắn hơn Xrư, cô học trò Blay (lớp 8B) vẫn còn cha mẹ, nhưng do hoàn cảnh khó khăn, lại là con cả trong gia đình nên cuộc sống của Blay khá vất vả. Hàng ngày Blay phải dạy lúc hơn 4 giờ sáng, rồi lọ mọ nấu cơm cho gia đình 6 người ăn. Khi cơm chín, Blay phải đeo gùi đi bộ chừng 5km ra giọt nước gùi nước sạch về để sử dụng. Khi những công việc này xong xuôi thì đồng hồ đã điểm sang con số 6, chưa kịp ăn uống gì, Blay đã phải cắp sách vội vã đến trường.
Sau khi nhận được vở của báo Dân trí và bạn đọc, thầy Thương thay mặt 268 học sinh của mình cảm ơn báo Dân trí và bạn đọc: “Trường có gần 100% các em đều là học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, các em đi học thiếu thốn đủ thứ rất tội nghiệp. Lần này, trường chúng tôi thật may mắn khi nhận được quà của báo Dân trí và bạn đọc, đây là một sự quan tâm, động viên lớn đối với thầy trò trường tôi để chúng tôi cố gắng hơn nữa trong công tác dạy và học. Chúng tôi cảm ơn báo Dân trí và bạn đọc đã quan tâm đến chúng tôi…”.
Thiên Thư
Nhiều em học sinh phải nhịn đói đến trường, đi học trong trang phục quần áo đi làm chiều qua vẫn còn ống thấp, ống cao
Thầy Nguyễn Thương- Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Ở đây hầu hết các em đều nhịn ăn sáng đi học, nhiều em do hoàn cảnh quá khó khăn quần áo cũng không đủ mặc. Chiều hôm qua ở nhà mặc đi làm rẫy bộ nào, thì sáng nay đi học cũng mặc bộ đấy, quần áo vẫn còn lấm lem bùn đất… nhìn rất tội nghiệp. Vì vậy, hàng năm giáo viên trong trường đều vận động xin quần áo, và lấy quần áo đã mặc 1 hoặc 2 năm của mình để phát cho các em mặc”.
Ông Nguyễn Xuân Hòa- Chủ tịch Hội khuyến học huyện Mang Yang cùng báo Dân trí trao quà "Một triệu cuốn vở..."
Năm nay đã lên 14 tuổi, bắt đầu tuổi làm “điệu” của thiếu nữ nhưng Xrư (lớp 7A), lại không có lấy một bộ quần áo lành lặn để mặc đến trường. Thời tiết se lạnh nhưng Xrư chỉ khoác mỗi bộ đồ mỏng manh, chiếc áo trắng đã cũ mốc lấm chấm đen, còn chiếc quần bên dưới thì rách gấu, phần trên ống thì thủng lỗ, vậy mà nó đã theo Xrư đến trường từ rất lâu rồi.
Thầy Nguyễn Thương (áo trắng ngoài cùng bên trái) cùng đại diện chính quyền địa phương cảm ơn báo Dân trí và bạn đọc đã mang chương trình "Một triệu cuốn vở..." đến với các học sinh nghèo của trường
Tâm sự với chúng tôi, Xrư cho biết, làng em cách trường chừng 10km. Đây là ngôi làng nằm lọt thỏm giữa thung lũng được núi cao “bao bọc”, không có đường thuận lợi cho xe chạy, muốn vào được làng không phải dễ. Chính vì vậy, em được các thầy cô nuôi bán trú tại trường từ thứ 2 đến thứ 7.
Các em học sinh Bahnar vui mừng, háo hức mở quà để xem ngay sau khi được nhận
Nói về hoàn cảnh của mình, Xrư kể, cha em mất từ lâu, mẹ đi bắt chồng mới, 5 anh chị em của Xrư tự nuôi lấy nhau, sống cuộc sống thiếu thốn đủ bề… nói đến đây, giọng cô học trò Bahnar bỗng dưng nghẹn lại rồi thút thít khóc. Bởi từ lâu em rất thèm nhiều thứ, tình thương, sự chăm sóc của đấng sinh thành, một bộ đồ mới….
Xrư tủi thân khóc khi nhắc về hoàn cảnh của mình
May mắn hơn Xrư, cô học trò Blay (lớp 8B) vẫn còn cha mẹ, nhưng do hoàn cảnh khó khăn, lại là con cả trong gia đình nên cuộc sống của Blay khá vất vả. Hàng ngày Blay phải dạy lúc hơn 4 giờ sáng, rồi lọ mọ nấu cơm cho gia đình 6 người ăn. Khi cơm chín, Blay phải đeo gùi đi bộ chừng 5km ra giọt nước gùi nước sạch về để sử dụng. Khi những công việc này xong xuôi thì đồng hồ đã điểm sang con số 6, chưa kịp ăn uống gì, Blay đã phải cắp sách vội vã đến trường.
Chính vì cuộc sống khó khăn như vậy, nên rất nhiều học sinh nơi đây phải đi học trong điều kiện thiếu thốn đủ thứ về vật chất, nhất là sách vở: “Bọn em sáng nào cũng nhịn đói đi học, đường quá xa nên ăn cơm sợ đi học không kịp. Bọn em cũng hay thiếu vở lắm, nhưng có lúc thì có tiền mua, có lúc thì không có tiền mua. Bây giờ bọn em được tặng vở như thế này bọn em thấy vui lắm, em sẽ để giành, cất cẩn thận lúc nào thiếu thì lấy ra dùng”, em Thom, học sinh lớp 7B thổ lộ.
Sau khi nhận được vở của báo Dân trí và bạn đọc, thầy Thương thay mặt 268 học sinh của mình cảm ơn báo Dân trí và bạn đọc: “Trường có gần 100% các em đều là học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, các em đi học thiếu thốn đủ thứ rất tội nghiệp. Lần này, trường chúng tôi thật may mắn khi nhận được quà của báo Dân trí và bạn đọc, đây là một sự quan tâm, động viên lớn đối với thầy trò trường tôi để chúng tôi cố gắng hơn nữa trong công tác dạy và học. Chúng tôi cảm ơn báo Dân trí và bạn đọc đã quan tâm đến chúng tôi…”.
Thiên Thư