Mã số 2104:
Gieo chữ giữa... đỉnh trời
(Dân trí) - Nằm chót vót trên đỉnh núi Trà Cương hoang sơ, quanh năm không khí lạnh bao phủ, kèm theo những cơn mưa trong gió, cái lạnh tê buốt cứ theo mãi từng bước chân của học sinh người Cor nơi đây. Vừa ê a theo con chữ dưới xuôi, chúng vừa lập bập đôi môi vì cái lạnh dưới lớp học làm bằng thanh tre mong manh, mái tôn chắp vá và chiếc bàn xiêu vẹo.
Ngược dòng sông Trà lên huyện miền núi Tây Trà gần 100km, chúng tôi tiếp tục hành trình vượt gần 30km về xã Trà Nham, từ dưới chân núi Trà Cương (xã Trà Nham, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi), đến điểm trường mất gần 15km đường lầy lội và mặt đường đá gồ ghề. Vượt chặng đường đầy gian truân đó, mới thấy nỗi nhọc nhằn của người dân và cô giáo gieo chữ ở điểm trường trên đỉnh núi Trà Cương.
Trường Tiểu học Trà Nham (huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi) hiện có 306 học sinh với điểm trường chính và 3 điểm trường lẻ nằm ở vùng núi hiểm trở; trong đó có điểm trường lẻ thuộc thôn Trà Cương. Tại điểm trường Trà Cương, có 50 học sinh đang theo học với 3 lớp học (2 lớp ghép gồm lớp 2 với 4 và lớp 3 với 5; 1 lớp học sinh lớp 1) dựng bằng tranh tre nứa lá và chắp vá vài mảnh tôn rách.
Trao đổi với PV Dân trí, cô giáo Ngô Thị Hoa - Hiệu trưởng nhà trường ngân ngấn nước mắt nói: “Đây là điểm trường nhiều cái nhất như xa nhất, đi lại khó khăn nhất, lớp học chắp vá nhất, thiếu thốn nhất, thời tiết khắc nghiệt nhất,... Cả học trò lẫn cô giáo đều dựng lều tạm để gieo cái chữ, gian nan như thế nhưng tất cả đều luôn cố gắng bám lớp, bám chữ. Điều đặc biệt ở điểm trường Trà Cương, trong giờ lên lớp, 3 cô giáo (đang hợp đồng) dạy chữ kiêm luôn nấu ăn trưa cho học sinh. Bữa cơm chẳng có gì cả, chỉ cơm trắng với nồi canh rau rừng và muối mặn thôi”.
Ngày nào cũng vậy, 50 học trò tiểu học cùng 3 cô giáo, tắm chung bầu không khí đầy sương lạnh buốt vào lúc sáng. Khi trời nắng thì tia nắng rọi vào từng khuôn mặt ngây thơ đang đánh vần theo lời cô dạy. Còn đến lúc mưa, cô và trò vừa học vừa chạy mưa dột xuyên qua mái lớp học.
Đang ăn vội bát cơm bên gốc cây, em Hồ Thị Như - học sinh lớp 4A vừa nấc cụt vừa tâm sự: “Hàng ngày em phải dậy từ lúc sớm, đi bộ đến lớp cho kịp giờ học cùng các bạn. Buổi sáng lạnh lắm nhưng đi bộ thì hết lạnh thôi. Buổi trưa em ở lại trường ăn cơm, chứ về nhà xa lắm và không có gì ăn, rồi buổi chiều em về nhà. Ngày nào không đi học, em buồn lắm và em thích nhất được đến lớp gặp cô giáo cùng bạn bè. Cô dạy chỉ có học mới thoát nghèo, cho nên dù khó khăn nhiều, em cũng phải đi học để không còn nghèo như ba mẹ em”.
“Nhìn cách em học trong lớp tạm như vậy, lòng chúng tôi đau như cắt thịt vậy nhưng không biết làm sao có điều kiện xây dựng lớp học đàng hoàng cả. Tôi cùng các cô giáo đành vận động người dân, xin ai có miếng tôn nào thì đem về chắp vá, mong cho lớp học không bị sương và mưa dột. Niềm mơ ước lớn nhất hiện nay, mong xóa lớp học tạm tranh tre nứa lá này thành phòng học kiên cố, có như vậy cô và trò mới yên tâm mỗi khi mưa bão ập đến bất ngờ”, cô Hoa ước mong.
Theo thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Tây Trà, địa phương có 9 điểm trường lẻ phải dựng lều tạm để học tập, mỗi điểm khoảng 3 phòng học. Ông Phạm Sơn - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện cho biết: “Sự học ở các điểm trường lẻ hẻo lánh thật gian nan, thiếu thốn trăm bề, trong khi điều kiện ngành giáo dục địa phương còn hạn chế. Chúng tôi đã nhiều lần xin huyện đầu tư theo chương trình 30A nhưng đến nay vẫn chưa có tín hiệu. Nếu được báo Dân trí hỗ trợ như ở nhiều địa phương đã triển khai, chúng tôi hi vọng có điều kiện xây phòng học như điểm trường lẻ ở Trà Cương”.
Chia tay đỉnh núi Trà Cương, những ánh mắt hồn nhiên của học sinh người Cor nơi đây, lóe lên tia hi vọng mong có phòng học kiên cố và ấm áp hơn.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 2104: Hỗ trợ xây dựng điểm trường Tân Cương, trường tiểu học Trà Nham, xã Trà Nham, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206027950.
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:
- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
- Account Number: 1400206027966
- Swift Code: VBAAVNVX402
- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận phú Nhuận, TPHCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Hồng Long