1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 3926:

Điểm trường chờ sập, cô trò “chạy loạn” tá túc nhà văn hoá thôn

Mỹ Hà

(Dân trí) - Những trận lũ chồng lũ kinh hoàng tháng 10 khiến điểm trường mầm non Lạc Sơn (Tuyên Hoá, Quảng Bình), ũng nước, sụp xuống bất cứ lúc nào. Gần 90 cô trò vất vưởng tá túc ăn học tại nhà văn hoá thôn.

Cứ mưa là ngôi trường lại bị ngâm trong biển nước

Điểm trường chờ sập, cô trò “chạy loạn” tá túc nhà văn hoá thôn - 1

Men theo sông Gianh, PV Dân trí đến điểm trường mầm non Lạc Sơn, xã Châu Hoá, Tuyên Hoá, Quảng Bình. Sau những trận lũ kinh hoàng tàn phá vào cuối tháng 10, điểm trường mầm non Lạc Sơn  nằm lọt thỏm, tối tăm, ẩm thấp, tường nhà vẫn còn loang lổ vết bùn, dấu tích vừa qua của các trận lũ.

Điểm trường chờ sập, cô trò “chạy loạn” tá túc nhà văn hoá thôn - 2

Cô Nguyễn Thị Thanh Hường, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, điểm trường có 3 phòng học cấp 4, được xây dựng cách đây hơn 20 năm, bằng những vật liệu thông thường, đang phải đối mặt với thời gian mưa gió khắc nghiệt đất Quảng Bình, ngôi trường “già nua” này không thể chống chọi thêm nữa.

Để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên nhà trường và xã đã nhiều lần vá víu các chỗ hư hỏng, nứt vỡ ở đâu, sửa chắp vá ở đó nhưng cũng chỉ được ít tháng, những vết hư hỏng đâu lại vào đấy. Đến thời điểm này, ngôi trường không thể tu sửa được nữa bởi tất cả các hạng mục đều trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Điểm trường chờ sập, cô trò “chạy loạn” tá túc nhà văn hoá thôn - 3

Điểm trường này xây dựng trước khi làm đường nên nền nhà thấp hơn mặt đường khoảng 1,2m.

“Trường bị ngâm ũng nước lũ nhiều lần, mỗi lần ngập, nước thường rút chậm hơn các nhà lân cận nên sau những ngày ngâm trong nước tường gạch giờ cũng đã mục, nứt, không thể sửa chữa”, cô Hường chia sẻ với đôi mắt đỏ hoe, ngấn lệ.

Ông Phan Huy Hoàng, Chủ tịch xã Châu Hoá cho biết thêm, điểm trường này xây dựng trước khi làm đường nên nền nhà thấp hơn mặt đường khoảng 1,2m. Chỉ cần một trận mưa nhỏ, nước đã ngập sàn nhà, chưa nói đến mưa lũ dài ngày. Nói đoạn, ông Hoàng cầm gậy chỉ cho chúng tôi thấy điểm ngập còn in dấu trên tường trong đợt lũ vừa qua.

Một số người cao tuổi ở đây cho biết thêm, trận lũ lịch sử năm 2007, trường này bị ngập lút nóc, tức ngập sâu hơn 4m và năm 2016, trường ngập 3,5m. Năm nay, trường ngập hơn 3m.

Điểm trường chờ sập, cô trò “chạy loạn” tá túc nhà văn hoá thôn - 4

Những bức tường trong trường mầm non đã bong tróc hết lớp gạch lát tường. 

Điểm trường chờ sập, cô trò “chạy loạn” tá túc nhà văn hoá thôn - 5

Chỉ cần chạm nhẹ tay vào tường, những mảng gạch men vỡ vụn, rơi xuống sàn nhà lả tả.

Điểm trường chờ sập, cô trò “chạy loạn” tá túc nhà văn hoá thôn - 6

Ngôi trường tiềm tàng những nguy cơ tai nạn vô cùng nguy hiểm cho cac em nhỏ mầm non, không thể tiếp tục sử dụng.

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, bên ngoài ngôi trường, nhiều đoạn tường nứt toác, mái sạt. Phía trong các phòng học, gạch vữa rơi chất đống trên sàn nhà. Những viên gạch được ngâm lâu ngày trong nước lũ, chỉ cần chạm tay đã kéo nhau rơi xuống đất vỡ toang. Khu nhà bếp hiện vẫn đang tạm sử dụng trong nơm nớp lo sợ bởi tường nhà nứt toác có thể sập bất cứ lúc nào.

Điểm trường chờ sập, cô trò “chạy loạn” tá túc nhà văn hoá thôn - 7

Điểm trường mầm non Lạc Sơn hiện có 18 giáo viên, với 3 lớp học, từ 3-5 tuổi. Cô Trương Thị Chiến, giáo viên lớp 4 tuổi kể lại, nhiều hôm 1h sáng nước lũ lên, chị em chúng tôi vứt vội nhà cửa cho chồng con rồi chạy vội lên trường dọn đồ chạy lũ.

Có cô giáo dọn dẹp xong cho trường về đến nhà, đồ đạc đã nổi lềnh bềnh theo dòng nước. Ấy thế nhưng cô trò vẫn bám lớp, bám trường. Sau lũ, gần 100% học sinh đi học trở lại. Tuy nhiên khác với ngày thường, cả tuần nay, khoảng 70 học sinh phải học nhờ ở nhà văn hoá thôn.

Điểm trường chờ sập, cô trò “chạy loạn” tá túc nhà văn hoá thôn - 8

Nhà văn hoá thôn Lạc Sơn trở thành ngôi trường tạm bất đắc dĩ cho các em nhỏ.

Ăn uống, vệ sinh, học tập… cùng một chỗ

Do nhà văn hoá không có nhà vệ sinh, học sinh đi vệ sinh vào bô, cô giáo chuyền tay nhau mang về trường cũ đổ. Đồ ăn bán trú của cô trò cũng được nấu ở bếp cũ, sau đó bê sang nhà văn hoá cho học sinh. Trên nền gạch lạnh, gió thốc tứ bề, học sinh và và giáo viên co ro, chen chúc vừa ăn, ngủ, vệ sinh, học tập cùng chỗ. Xung quanh lổn ngổn các vật dụng của nhà văn hoá thôn, từ băng rôn, cờ quạt, loa đài, kèn trống…

Điểm trường chờ sập, cô trò “chạy loạn” tá túc nhà văn hoá thôn - 9

“Bình thường mỗi phòng học tương ứng một độ tuổi nhưng ở nhà văn hoá, phải dồn chung 3 độ tuổi vào một nhóm. Việc học như thế này không thể kéo dài vì cô trò đều rất vất vả, học sinh cũng không tiếp thu được gì nhiều. Đặc biệt những ngày thôn có hoạt động cộng đồng, học sinh phải nghỉ hoặc cán bộ thôn di chuyển đến nơi khác họp”, cô Chiến cho biết.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Phan Huy Hoàng, Chủ tịch xã Châu Hoá cho biết, 100% học sinh ở đây đều là con em làm nông, thường bị cô lập mùa lũ.

Điểm trường chờ sập, cô trò “chạy loạn” tá túc nhà văn hoá thôn - 10

Khu nhà vệ sinh xuống cấp nghiêm trọng bên trong ngôi trường mầm non.

Ngôi trường này được huyện hỗ trợ, cùng với đóng góp của xã và phụ huynh học sinh xây dựng cách đây gần 20 năm. “Trước thềm năm học mới, nhà trường phối hợp với hội phụ huynh và địa phương để tu sữa nhưng cũng không ăn thua.

Do trường học quá xuống cấp, năm 2013, một tổ chức thiện nguyện ủng hộ nhà trường mái lợp. Năm 2015, một dự án khác tiếp tục hỗ trợ cho nhà vệ sinh. Việc sửa chữa chắp vá này cũng chỉ tạm bợ.

Điểm trường chờ sập, cô trò “chạy loạn” tá túc nhà văn hoá thôn - 11

Để xây dựng lại ngôi trường kiên cố, an toàn cho học sinh, hiện quá sức với một xã nghèo như Châu Hoá nói riêng và huyện miền núi rẻo cao Tuyên Hoá nói chung”, ông Hoàng cho hay.

Theo lời ông Hoàng Văn Phúc, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tuyên Hoá, mặc dù huyện đã rất quan tâm nhưng do mưa lũ triền miên, các trường xây dựng quá lâu, vật liệu thô sơ, ngâm lâu trong nước lũ, nhiều điểm trường xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng học sinh và giáo viên. Cùng với kinh phí của huyện, vốn xã hội hoá và kinh phí của tỉnh đầu tư cho trường học ở Tuyên Hoá nhưng với hơn 100 điểm trường trên địa bàn huyện rất khó khăn.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 3926

2. Báo điện tử Dân trí

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 1017378606

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 0451370477371

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 126000081304

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản : 26110002631994

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0231195149383

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206035022

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tải khoản VND: 6668882468

-  Chi nhánh Hà Nội.

  1. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh.

Tel: 0239.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Tel: 0292.3.733.269

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm