1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 4834:

Cậu học trò nuôi mẹ mù, ngập ngừng trước ngưỡng cửa đại học

Phạm Hoàng

(Dân trí) - Nhiều năm nay, Ksor Hương cùng người mẹ mù sống trong cảnh cùng cực. Trước ngưỡng cửa đại học, cậu học trò ngập ngừng vì gia đình không có tiền và nỗi lo về người mẹ không ai chăm.

Người mẹ mù cùng con trai rau cháo nuôi nhau

Cậu học trò nuôi mẹ mù, ngập ngừng trước ngưỡng cửa đại học - 1

Từ khi sinh ra, Hương là đôi mắt và hy vọng của mẹ (Ảnh: Phạm Hoàng).

Chúng tôi đến nhà Ksor Hương (lớp 12A1, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, trú tại xã Ia Chia, huyện Ia Grai, Gia Lai) vào ngày cuối tuần. Cậu học trò lớp 12 đang tranh thủ hái lá mì để muối chua cho mẹ ăn dần những hôm em đi học vắng nhà. Nghe tiếng chúng tôi, chị Ksor Pen (SN 1970, mẹ của Hương) mò mẫm theo bờ tường nhà ra tiếp khách.

Trong căn nhà vách tôn nóng hầm hập, chị Ksor Pen tâm sự: "Tôi bị mù từ lúc còn bé xíu. Hồi ấy, tôi mới 10 tuổi, mắt cứ mờ dần từng ngày. Lúc nhìn không thấy gì nữa, bố mẹ có đưa đi khám nhưng chữa không được".

Cậu học trò nuôi mẹ mù, ngập ngừng trước ngưỡng cửa đại học - 2

Căn nhà tôn được họ hàng và hàng xóm giúp xây dựng nên để hai mẹ con chị Pen có nơi trú ngụ (Ảnh: Phạm Hoàng).

Chị Pen sống lầm lũi trong bóng tối. Mọi việc ăn uống, đi lại đều do một tay người con trai lo toan. Khi con trai đi học, chị nhờ hàng xóm, họ hàng đi mua thức ăn giúp.

Chị Pen kể, vì sợ lúc già nua đìu hiu nên chị đã chủ động sinh Hương. Cuộc sống ban đầu cũng chật vật nhưng thời gian qua đi, mẹ con cũng dần quen. Chị chỉ mong bản thân không trở thành gánh nặng của con, mong con có thể học hành đến nơi đến chốn, mai sau có công ăn việc làm nuôi thân.

Trước kia, hai mẹ con chị Pen sống trong căn chòi lụp xụp. Thấy vậy, họ hàng và làng xóm góp tôn cũ, gạch để dựng cho hai mẹ con một căn nhà che nắng, che mưa. Chính quyền địa phương và hàng xóm cũng thường hỗ trợ nhu yếu phẩm giúp hai mẹ con sống qua ngày.

"Những ngày trước, nhà chỉ có mấy tấm bạt cũ vá víu che nắng, che mưa. Lúc mưa bão, 2 mẹ con chỉ biết khóc, ngồi co ro trong góc nhà. Cũng may, hàng xóm thương cảnh cơ cực nên xây giúp mẹ con căn nhà.

Đến nay đã hơn 3 năm, nhà cũng đã hư hỏng. Gia đình thì không có người lao động chính nên cũng chẳng dám mong có nhà, chỉ ước cậu con trai được học đại học", chị Pen nói, nước mắt lăn dài.

Cậu học trò nuôi mẹ mù, ngập ngừng trước ngưỡng cửa đại học - 3

Nguồn thực phẩm của hai mẹ con chủ yếu dựa vào mảnh vườn nhỏ, chuyên trồng rau, lá mì (Ảnh: Phạm Hoàng).

Đôi mắt không nhìn thấy, hàng ngày, chị Pen dùng đôi bàn tay mò mẫm cắt cỏ cho bò ăn, nhóm bếp nấu ăn. Đôi bàn tay của chị đầy rẫy những vết thương do bị bỏng, bị dao cắt trúng.

Mấy năm nay, vì hoàn cảnh, chị Pen cũng bán luôn con bò duy nhất. Giờ đây, chị sống nhờ đám rau, lá mì mà Hương trồng, chăm mỗi lúc nghỉ học.

Ngập ngừng trước ngưỡng cửa đại học

Hoàn cảnh khó khăn nhưng Ksor Hương vẫn luôn chuyên cần đến lớp. Ở làng, Hương cũng là trường hợp hiếm hoi học đến lớp 12. Thấy Hương nỗ lực học tập, nhà trường đã động viên và tạo điều kiện cho em ở trong khu ký túc xá của trường.

Cậu học trò nuôi mẹ mù, ngập ngừng trước ngưỡng cửa đại học - 4

Thời gian nghỉ cuối tuần, Hương tìm việc làm thêm để mua thức ăn dành cho mẹ ăn cả tuần (Ảnh: Phạm Hoàng).

"Do điều kiện gia đình nên em đi học trễ hơn các bạn cùng trang lứa. Đầu tuần, em chạy xe máy xuống trường, cuối tuần về với mẹ. Trong ký túc xá, em thường tiết kiệm và góp với mấy bạn 100.000 đồng mỗi tuần để mua thức ăn, gạo thì em mang theo từ nhà.  Số tiền em góp mua thức ăn do bà con, chính quyền địa phương và bộ đội biên phòng hỗ trợ", Hương chia sẻ.

Cuối tuần, Hương lại đi khắp nơi để tìm công việc làm thêm. Mùa này, Hương theo bà con trong làng đi nhặt hạt điều. Số tiền kiếm được, em dành mua thật nhiều thức ăn để cho mẹ dùng lúc em đi học ở trường.

Cậu học trò nuôi mẹ mù, ngập ngừng trước ngưỡng cửa đại học - 5

Vì hoàn cảnh khó khăn, Hương dự định chỉ thi xong THPT sẽ đi học nghề để có tiền nuôi mẹ (Ảnh: Phạm Hoàng).

Cậu học trò người đồng bào Jrai bộc bạch: "Mẹ không nhìn thấy từ lúc em mới sinh ra và thường xuyên đau ốm. Nhà thì túng thiếu, ai cho gì thì ăn đó. Đã nhiều lần, em định nghỉ học, ở nhà đi làm thuê nuôi mẹ. Nhưng mẹ và hàng xóm luôn động viên em gắng học hành để có công việc ổn định. Nay em đã đến lớp 12 rồi, bỏ ngang thì uổng lắm".

Hương ước mơ thi đỗ vào ngành sư phạm của một trường đại học nào đó. Nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ lại bị mù nên em tính gắng lấy bằng THPT rồi đi học nghề sửa xe, rồi làm lụng, dành dụm tiền xây cho mẹ cái nhà nho nhỏ.

Cậu học trò nuôi mẹ mù, ngập ngừng trước ngưỡng cửa đại học - 6

Chị Pen luôn tự lập để không phải là gánh nặng với mong muốn con trai yên tâm học tập (Ảnh: Phạm Hoàng).

Thầy Nguyễn Văn Trường - Hiệu trưởng Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng - cho biết: "Ksor Hương là học sinh ngoan và luôn nỗ lực trong học tập. Nhà trường cũng nắm được gia đình Hương thuộc diện hộ nghèo, mẹ bị khiếm thị. Chính vì vậy, nhà trường thường kêu gọi mạnh thường quân giúp đỡ em Hương có chi phí sinh hoạt, học tập"

Ông Rơ Lan Thích - Phó Chủ tịch UBND xã Ia Chia - cho biết: "Gia đình chị Ksor Pen là hộ nghèo, chị ấy lại bị mù từ nhỏ nên cuộc sống gia đình hầu như không có lao động. Thương cậu con trai hiếu học, ngoan ngoãn, chính quyền địa phương luôn mong mọi người giúp em có kinh phí học tập và nuôi mẹ mù.

Căn nhà của hai mẹ con chị Pen hiện đã xuống cấp nên xã đang kêu gọi tổ chức, cá nhân ủng hộ kinh phí để xây dựng một ngôi nhà kiên cố và giúp em Hương có một khoản tiền tiếp tục học hành. Tuy nhiên, số tiền kêu gọi cũng chưa được bao nhiêu. Rất mong các bạn đọc cùng quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ gia đình em Hương để họ có cuộc sống tốt hơn".

Mọi sự ủng hộ, giúp đỡ mã số 4834 xin gửi về:

 1. Ksor Hương

 Địa chỉ: Làng Lang, xã Ia Chia, huyện Ia Grai, Gia Lai

SĐT: 079 3661694

STK: 5005205243622 - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Agribank - Chi nhánh huyện Ia Grai, Gia Lai.

2. Báo điện tử Dân trí

Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

(nội dung chuyển khoản ghi: ủng hộ MS 4834)

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 1017378606

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1017780241

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản EUR tại Vietcombank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1022601465

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 126000081304

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản: 26110002631994

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

ĐT: 0436869656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0231195149383

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206035022

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tải khoản VND: 1017589681

- Chi nhánh Hà Nội.

* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 333556688888

- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân

3. Văn phòng đại diện của báo:

- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

- VP TPHCM: Số 51 - 53, Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567

- VP Thanh Hóa: Lô 06, đại lộ Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Tel: 0914.86.37.37

- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. 

Tel: 0292.3.733.269