1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 3324:

Cảm thương 150 học sinh dân tộc thiểu số kiếm con chữ trong những ngôi nhà tạm

(Dân trí) - Mùa mưa lại đến, hơn 150 đứa trẻ đang trọ học tại xã vùng cao Quảng Hòa (huyện Đắk G’Long) lại thắc thỏm sống trong những căn nhà dột nát. Nhà nghèo, phải sang xã khác học nhờ lại không được hưởng bất cứ trợ cấp gì, bữa ăn của mỗi em chưa đến 2 nghìn đồng/ngày, nhưng các em kiên quyết không bỏ học.

Ước mơ về căn nhà không có nắng, mưa của hàng chục đứa trẻ đi học nhờ

Mặt trời khuất dần sau dãy núi, xung quanh những căn nhà tái định cư đã sáng đèn, những học sinh xã Quảng Hòa mới dắt díu nhau từ đâu trở về nhà. Bên ngoài ba căn nhà tái định cư nằm cuối đường vẫn tối om, mấy đứa trẻ còn mải mê tụm năm, tụm ba chơi đùa. Vì không có người lớn giám sát, nên đứa nào áo quần, mặt mũi cũng nhem nhuốc chơi đùa, chẳng màng gì đến bữa cơm chiều.

Cảm thương 150 học sinh dân tộc thiểu số kiếm con chữ trong những ngôi nhà tạm - 1
Trời nhập nhoạng tối, những đứa trẻ vẫn chơi đùa trước căn nhà trọ

 Khoảng 10 năm trước, những căn nhà này được dựng lên cho những hộ gia đình có đất nằm trong dự án thủy điện. Thế nhưng vì chật hẹp, không có nước sạch nên nhiều hộ gia đình không nhận, bỏ hoang một vài năm. Sau khi những đứa trẻ từ xã Quảng Phú đến đây học, UBND xã Quảng Hòa đã cho mượn 3 căn nhà để khoảng 40 đứa trẻ có chỗ tá túc.

Cảm thương 150 học sinh dân tộc thiểu số kiếm con chữ trong những ngôi nhà tạm - 2
Một nhóm trẻ xách can đi xin nước về sử dụng hàng ngày

Trong gian nhà bếp được che chắn bằng mấy tấm tôn rách, hai chị em Sồng Thị Banh (học sinh lớp 8, Trường THCS Quảng Hòa) đang lụi hụi nấu cơm. Nồi cơm vừa sôi, Banh vội bắc xuống bếp, nhường chỗ cho người khác nấu.

Cảm thương 150 học sinh dân tộc thiểu số kiếm con chữ trong những ngôi nhà tạm - 3
Hai chị em Sồng Thị Banh nấu cơm tối trong căn bếp dựng tạm

Gian bếp xập xệ, tồi tàn chỉ cao quá đầu tụi trẻ nên khói bếp không thể nào thoát kịp. Dụi đôi mắt cay xè, Banh cho biết: “Cứ thứ 2, bố lại chở hai chị em từ Thác tư (xã Quảng Phú, huyện Krông Nô) lên đây, mang theo gạo và cá khô. Em và em trai mỗi đứa 6 con cho một bữa mới đủ thức ăn cả tuần. Ba bốn năm nay, 12 đứa trẻ sống chung căn nhà này, cứ hai ba đứa lại nấu chung một nồi cơm, còn thức ăn thì mỗi được một phần riêng”.

Cảm thương 150 học sinh dân tộc thiểu số kiếm con chữ trong những ngôi nhà tạm - 4
Cuộc sống trọ học,anh lớn có nhiệm vụ nuôi thêm em nhỏ đi ở cùng

Khoảng 19h, căn nhà bên cạnh của chị em Banh cũng sáng đèn. Thào A Cú (học sinh lớp 8, Trường THCS Quảng Hòa) cất tiếng gọi mấy đứa trẻ đang chơi đùa bên sân nhà hàng xóm trở về nhà. Cú là người lớn tuổi nhất trong căn nhà gồm 13 đứa trẻ nên mọi việc từ ăn uống để học hành, ngủ nghỉ, các em đều nghe theo lời cậu bé.

Ánh sáng từ bóng đèn duy nhất không đủ soi sáng ba gian phòng chật hẹp bên trong căn nhà tái định cư, nên đứa đứng, đứa ngồi để lấy ánh sáng học bài. Cú bảo, những năm trước còn không có đèn, điện, những đứa trẻ như Cú toàn phải đội đèn pin để học hoặc đi ngủ từ khi nhập nhoạng tối. Bây giờ, cả nhà dùng chung một bóng điện cũng là may mắn lắm rồi.

Cảm thương 150 học sinh dân tộc thiểu số kiếm con chữ trong những ngôi nhà tạm - 5
Góc ngủ nghỉ của hai nữ sinh trong căn nhà có 13 em đang trọ học

“Ban ngày nhà này nóng lắm nên về ăn trưa xong, chúng em lại lên trường chơi, tối mới về lại nhà. Mùa mưa thì nước ngấm từ ngoài vào trong, nếu không để ý thì hỏng hết cả sách vở. Nhưng ở đây không mất tiền thì phải chấp nhận thôi, chứ bọn em không muốn bỏ học về nhà đâu”, Cú thật thà chia sẻ.

Cảm thương 150 học sinh dân tộc thiểu số kiếm con chữ trong những ngôi nhà tạm - 6
Gian bếp tuềnh toàng chỉ có xoong nồi cũ

Cách nơi Cú ở khoảng gần 1km, một căn nhà khác cũng là nơi sinh sống của hơn 4 đứa trẻ. Không may mắn như nhóm của Cú, những đứa trẻ này đang sống trong một căn nhà gỗ được dựng tạm trên đất của một người dân. Những tấm ván làm nhà, cũng được tận dụng từ một chuồng bò bỏ không của một người dân khác.

Cảm thương 150 học sinh dân tộc thiểu số kiếm con chữ trong những ngôi nhà tạm - 7
Một căn nhà được dựng lại từ ván chuồng bò, nơi ở trọ của 4 học sinh người Dao

“Bốn chị em em sống cùng nhau ở đây. Nhà ở tận xã Quảng Phú (huyện Krông Nô), không thể đi về trong ngày được nên bố mẹ cho lên đây ở trọ. Căn nhà này là từ thời các anh chị trước để lại, chúng em cứ thay nhau đến ở, đến khi nào họ đòi lại đất thì dỡ đi, dựng ở chỗ khác”, Phùng Mùi Liều, học sinh lớp 9, Trường THCS Quảng Hòa cho hay.

Trong hơn 150 đứa trẻ đang trọ học tại Quảng Hòa, Liều là một trong những người có thời gian ở trọ lâu nhất. Nhà cách trường gần 20km, nên từ khi vào học mẫu giáo, Liều được bố mẹ cho đến đây trọ học. Từ đứa em út trong căn nhà trọ gồm 6 thành viên, bây giờ Liều trở thành cô chị cả cũng trong căn nhà mà em gắn bó bao năm nay.

Cảm thương 150 học sinh dân tộc thiểu số kiếm con chữ trong những ngôi nhà tạm - 8
Căn nhà với những khoảng trống đủ một đứa trẻ chui lọt

Nhìn vách nhà hở toác, ván gỗ xô lệch, sàn nhà nhấp nhô, mục nát, Liều hiểu hơn ai hết, căn nhà đã quá xuống cấp, có lẽ không thể trụ nổi hết mùa mưa này. Cô bé ngại ngần đưa ánh mắt nhìn quanh căn nhà gỗ, phía cuối nơi 4 anh chị em Liều ngủ vừa là bếp, vừa là nơi tắm rửa hàng ngày. Giá trị nhất chỉ là chiếc nồi cơm điện mà bốn chị em được một người hảo tâm tặng cho.

“Chúng em cũng quen rồi, ngày trước còn không có đèn điện, mỗi đứa dùng một cái đèn pin, nhưng giờ có điện dùng rồi. Cuối năm vừa rồi, do buổi tối lạnh quá nên có 4 bạn được bố mẹ chuyển đi chỗ khác ở, bây giờ chỉ còn có 4 đứa em. Mùa lạnh thì nằm cùng nhau còn mùa nóng thì mỗi đứa một góc để ngủ”, Liều chia sẻ.

Cảm thương 150 học sinh dân tộc thiểu số kiếm con chữ trong những ngôi nhà tạm - 9
Cả nhà cũng chỉ có duy nhất một bóng đèn sáng

Tranh thủ chị họ đang trò chuyện, Triệu Thị Thu (học sinh lớp 7, trường THCS Quảng Hòa) ăn vội bữa cơm tối. Bữa tối của bốn đứa trẻ chỉ có cơm trắng ăn kèm với mì tôm pha, thế nhưng cô bé vẫn ăn ngon lành vì... đã quá quen. Mỗi tuần các em có 50 ngàn đồng, tính ra mỗi ngày chưa đến 2 nghìn đồng/1 học sinh gồm tất cả các chi phí sinh hoạt.

Thu thỏ thẻ: “Mùa này ban ngày thì nóng lắm, nên trong nhà sáng như ngoài trời. Thế nhưng cứ đến chiều thì lại mưa. Nhiều hôm đi học, chúng em không chạy về kịp, mưa hắt vào ướt hết chăn màn, sách vở, đêm đó chúng em lại thức trắng vì không có chỗ để ngủ.”

Cảm thương 150 học sinh dân tộc thiểu số kiếm con chữ trong những ngôi nhà tạm - 10

Mùa này ban ngày thì nóng lắm, nên trong nhà sáng như ngoài trời

Thu vừa dứt lời, cả mấy thầy trò đồng loạt nhìn về khoảng trống lớn nhất trên vách nhà. Thu thở dài: “Bây giờ chúng em về lại xã học thì xa quá, bố mẹ không cho đi, chỉ được học ở đây thôi. Chúng em chỉ ước, được ở trong một căn nhà sạch đẹp, không phải chạy mưa như này nữa”.

Chứng kiến cảnh hơn 150 học trò phải sống khắc khổ để tìm con chữ, nhiều lần thầy Lê Lương Nhiên, Phó hiệu trưởng Trường THCS Quảng Hòa cùng các thầy cô giáo khác trong đã kêu gọi sự giúp đỡ. Thế nhưng, số tiền chỉ đủ giúp các em có bốn bữa cơm trưa/ tuần (mỗi bữa 900.000 đồng/150 em học sinh) nên việc sửa sang lại căn nhà cho học trò cũng khó thực hiện chứ chưa nói đến chuyện xây nhà bán trú.

Cảm thương 150 học sinh dân tộc thiểu số kiếm con chữ trong những ngôi nhà tạm - 11
Căn nhà của 4 học sinh nằm trơ trọi giữa bãi đất trống

“Chúng tôi cũng mong mỏi có các mạnh thường quân giúp đỡ cho các em, chứ các em tội quá. Tất cả đều là người dân tộc thiểu số, từ xa đến đây học, nhưng do không đầy đủ giấy tờ nên cũng không được trợ cấp gì”, nam hiệu trưởng cho hay.

Cảm thương 150 học sinh dân tộc thiểu số kiếm con chữ trong những ngôi nhà tạm - 12

 Ước mong của chúng là có một căn nhà sạch sẽ, kiên cố để trọ học

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 3324:  Hỗ trợ xây dựng Nhà bán trú cho học sinh xã Quảng Hòa (huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông)

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0451000476889
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 0451370477371
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 129 0000 61096
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản : 2611 000 3366 882
Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.
* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Account Name : Bao Dien tu Dan tri
Account Number : 2611 037 3366 886
Swift Code : BIDVVNVX261
Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch
Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0721101010006
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Bao Dien tu Dan tri
Số TK: 0721101011002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206034036
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0236. 3653 725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 08 - 35176331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567

Dương Phong