1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 1443:

Bà mù nuôi cháu dại

(Dân trí) - Trong căn nhà dột nát rỗng tuếch, hàng ngày chỉ có người phụ nữ đã ngoài 50 tuổi với đôi mắt bị mù, mang trên người đầy bệnh tật mò mẫm nuôi đứa cháu còn nhỏ dại. Cuộc sống lay lắt của hai bà cháu cứ qua ngày, đoạn tháng trong nỗi khổ cực…

Khi chúng tôi hỏi đường đến nhà chị Nguyễn Thị Hậu (SN 1963), thôn Vạn Thắng, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đứng ngoài ngõ gọi cửa mãi mới nghe thấy tiếng phụ nữ phát ra. Phải đợi thêm một lúc lâu, mới thấy một người phụ nữ dò đường từ trong nhà ra mở cổng, đó chính là chị Hậu.

Người phụ nữ mù lòa nuôi cháu nhỏ không cha.
Người phụ nữ mù lòa nuôi cháu nhỏ không cha.

Nghe tiếng có người tới chơi, dù chưa biết là ai, đôi mắt bị mù không nhìn thấy được chỉ nghe qua tiếng nói nhưng chị Hậu đã chào mời khách vào nhà. Khách đi trước dẫn đường cho chủ nhà theo sau, vừa đi chị Hậu vừa giải thích: “Giờ ở nhà chỉ có hai bà cháu, tôi sợ thằng cháu nhỏ nó chạy ra ngoài đi chơi thì không biết lối nào mà tìm nên phải khóa cửa ngõ lại”.

Bước chân vào nhà, đảo mắt nhìn quanh cũng chẳng thấy thứ gì ngoài chiếc giường không chiếu để một bên, gian bên phải đặt bàn thờ còn khói hương bốc lên. Chị Hậu mời khách ngồi nhưng cứ loay hoay mãi cũng không làm sao tìm được chiếc chiếu đang treo ở góc nhà. Chị nói: “Nhà chẳng có ghế, các chú thông cảm ngồi tạm dưới chiếu. Từ ngày ông ấy mất (chồng chị Hậu) giờ trong nhà chỉ còn có hai bà cháu ở nhà thôi”.

Vừa giữ cháu, chị Hậu vừa tâm sự về hoàn cảnh éo le của mình. Suốt câu chuyện chị cứ nhắc đi nhắc lại câu: “Con người ta khổ đúng là có số thật, hết đời đến khi chết đi cũng chưa một ngày bớt khổ”.

Có những lúc chị Hậu như trút được bầu tâm sự với chúng tôi và chị đã khóc, nhưng nước mắt chẳng thể nào rơi được vì đôi mắt của chị đã bị mù. Một bên thì đã phải mổ lấy đi con mắt, còn một bên thì giờ mắt đã hỏng hoàn toàn nhưng vì không có tiền nên đành chịu vậy. Cứ mỗi khi trái gió trở trời con mắt này lại hành hạ chị những cơn đau như muốn chết đi sống lại. Bao năm qua những nỗi buồn chị đành phải nén hết vào trong.

Cầm bàn tay đứa cháu ngoại Nguyễn Quang Khải lên, chị Hậu bảo: “Thằng cháu nhỏ nó nghịch lắm, hôm rồi tôi sơ ý để nó chơi một mình thế là chống vào bát cháo nóng nên bị bỏng tay. Tôi cũng chẳng biết làm sao cho nó khỏi được, tiền mua thuốc thì không có, nghe người ta bảo lấy lá trầu đắp vào thế là tôi làm vậy cho cháu nó đỡ đau”.

Chị Hậu vốn sinh ra trong một gia đình đông anh chị em ở quê nghèo xã Đa Lộc. Lớn lên vì hoàn cảnh gia đình nên mỗi người đi một phương làm ăn. Chị Hậu lập gia đình với anh Nguyễn Văn Lan (SN 1961) là người cùng làng. Hai vợ chồng sinh được bốn người con: ba gái, một trai.

Đôi mắt của chị Hậu đã bị mù, trong đó một mắt bị hỏng vẫn chưa lấy ra được.
Đôi mắt của chị Hậu đã bị mù, trong đó một mắt bị hỏng vẫn chưa lấy ra được.

Bao nhiêu năm, hai vợ chồng vất vả nuôi con khôn lớn, cũng mong tới lúc các con trưởng thành. Nhưng khi người con gái đầu là Nguyễn Thị Thủy lập gia đình chưa được bao lâu thì cũng là lúc gia đình chị bắt đầu trải qua những ngày tháng gian khó khi bệnh tật của anh Lan phát lên phải thường xuyên đi bệnh viện, rồi căn bệnh bướu cổ của chị cũng ngày một nặng thêm.

Bố mẹ bệnh nặng nên những người con đã phải bỏ học, lặn lội ngược xuôi trong nam ngoài bắc kiếm việc làm thuê phụ giúp bố mẹ. Đường tình duyên của các con chị Hậu cũng gặp trắc trở, phần vì cuộc sống gia đình nghèo khổ, phần vị thấy bố mẹ ốm đau nên nhiều người đã e ngại.

Khẽ xoa đầu đứa cháu, chị ngậm ngùi: “Thằng cháu đây là của đứa con gái thứ hai, mẹ cháu khi còn ở nhà đã thương yêu một người ở xã bên. Khi cả hai đứa nó muốn về ở chung với nhau thì gia đình nhà trai không đồng ý. Họ cho rằng gia đình tôi nghèo, bố mẹ lại bệnh tật không “môn đăng hộ đối”. Lúc này con gái tôi đã có con với con trai nhà họ mà họ cũng không đồng ý, con gái tôi quyết giữ đứa con trong bụng nó lại để nuôi nấng. Giờ cháu nó lớn hơn gần 3 tuổi rồi đây”.

Khi chồng còn sống, các con chị Hậu đều đi làm ăn xa, đứa con trai út là Nguyễn Văn Thành cũng thi đậu vào trường an ninh trong TP.Hồ Chí Minh nên ở trong đó học tập luôn.

Dù chồng bị bạo bệnh, bản thân lại bị mù nhưng hai vợ chồng cũng luôn vui vẻ cùng chăm nuôi cho đứa cháu khôn lớn. Cứ nghĩ từ đấy rồi cái khổ nó không đeo bám gia đình chị nữa, nhưng đến tháng 10 năm 2013, anh Lan bắt đầu phát bệnh nặng, gia đình không còn một đồng tiền ăn chứ nói gì đến việc đưa đi bệnh viện. Lúc này bệnh anh Lan cũng đã vô phương cứu chữa khi các di căn đều đã ở giai đoạn cuối.

Dù bị mù những mọi sinh hoạt trong gia đình chị đều phải tự xoay xở.
Dù bị mù những mọi sinh hoạt trong gia đình chị đều phải tự xoay xở.

Con cái đi làm ăn xa không về được thế là một mình chị Hậu dù bị mù nhưng hàng ngày vẫn phải tần tảo chăm chồng bạo bệnh, cháu nhỏ thơ dại. Hàng xóm ai cũng thương hoàn cảnh của chị. Nhớ lại thời gian đó, chị Hậu nghẹn ngào: “Có lúc trong nhà chẳng còn gì ăn, chỉ còn bò gạo nấu cháo. Tôi chẳng muốn ăn, cũng vì cứ nghĩ sao ông trời lại bắt số tôi khổ đến thế. Lúc này chồng hỏi tôi đã ăn cơm chưa? Tôi cũng nói dối là ăn rồi nhưng thực ra là chưa ăn vì chẳng còn gì để ăn rồi đi xuống nhà một mình ngồi khóc”.

Bệnh nặng nằm liệt giường một thời gian, đến tháng 2 năm 2014 anh Lan mất. Trong căn nhà dột nát chỉ còn lại chị Hậu còm cõi, mù lòa nuôi đứa cháu nhỏ bằng nguồn trợ cấp xã hội dành cho người khuyết tật của Nhà nước.

“Mẹ thằng cu nó để con ở nhà cho tôi nuôi, nó đi làm từ sau khi về chịu tang cho bố đến nay vẫn chưa có tiền gửi về. Thi thoảng nó cũng điện về bảo công việc giờ khó khăn lắm, hàng tháng làm cũng chỉ đủ tiền ăn và thuê nhà. Nó nói công ty của nó vừa rồi cũng bị người ta đập phá nên chưa sản xuất trở lại được. Biết là khó khăn nên hai bà cháu tôi ở nhà cũng phải cố gắng, có thì ăn cháo không thì ăn rau ăn cỏ cho qua ngày chứ biết làm sao bây giờ”, chị Hậu tâm sự.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1443: Chị Nguyễn Thị Hậu: Thôn Vạn Thắng, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email:quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Duy Tuyên - Thái Bá