Startup Việt cần gì trong cuộc cách mạng 4.0?

Doanh nghiệp Việt Nam không bắt nhịp cách mạng công nghiệp 4.0, không đón được sóng thì dễ rơi vào tình trạng 'đã già lại còn nghèo'.

Đó là lời khẳng định của Chủ tịch FPT - Trương Gia Bình trong cuộc tọa đàm trực tuyến về cách mạng công nghiệp 4.0. Các chuyên gia cho rằng cuộc cách mạng này rất có ý nghĩa với các công ty khởi nghiệp Việt Nam.

Tại buổi giao lưu trực tuyến trên một tờ báo điện tử, 2 doanh nhân đại diện cho ngành CNTT và ngành điện tử là Chủ tịch Tập đoàn FPT - Trương Gia Bình và Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Asanzo Việt Nam - ông Phạm Văn Tam cũng đã có những chia sẻ tâm huyết về những cơ hội lẫn thách thức cho Startup Việt trong cách mạng công nghiệp 4.0.

Cả 2 doanh nhân đều cho rằng nếu DN Việt Nam không bắt nhịp cách mạng công nghiệp 4.0, không đón được sóng thì dễ rơi vào tình trạng “đã già lại còn nghèo”, “một người phải nuôi cả 4 người”. Khẳng định cách mạng 4.0 tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội và được Chính phủ nước ta đặc biệt quan tâm.

Tọa đàm trực tuyến về cách mạng công nghiệp 4.0.
Tọa đàm trực tuyến về cách mạng công nghiệp 4.0.

Mới đây,Thủ tướng đã chỉ đạo từ nay đến năm 2020 phải tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ... để tận dụng tối đa lợi thế. Trong chỉ thị 16 về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0), Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị các Viện nghiên cứu, các chuyên gia, DN và người dân cùng tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng này để đất nước có bước phát triển đột phá về kinh tế - xã hội.

Ông Phạm Văn Tam chia sẻ, công ty Asanzo từ khi ra đời đã áp dụng công nghệ trong cách quản lý sản phẩm và quản lý dữ liệu khách hàng. “Ngày xưa, mua sản phẩm người ta phải giữ phiếu bảo hành trong suốt 2 năm, điều này thật bất tiện. Chính vì vậy, Asanzo đã đầu tư mua phần mềm để quản lý thông tin giúp khách hàng không phải giữ phiếu nữa mà chỉ nhắn tin kích hoạt sản phẩm là đã được bảo hành. Hơn nữa, khách hàng còn được bảo hành trên toàn quốc. Ban đầu công ty cũng cảm thấy hơi “mạnh tay” khi đầu tư cho công nghệ này vì mức giá ở thời điểm đó không phải là thấp nhưng sau này bản thân công ty cũng tiết kiệm được rất nhiều. Và công nghệ ngay từ đầu đã được áp dụng cho công ty chúng tôi”, vị CEO của công ty Asanzo cho hay.

Công nghệ sẽ giúp quản lý hiệu quả nhất về mọi mặt của hoạt động kinh doanh từ sản xuất, phân phối, nhân sự, tài chính
Công nghệ sẽ giúp quản lý hiệu quả nhất về mọi mặt của hoạt động kinh doanh từ sản xuất, phân phối, nhân sự, tài chính

Với các Startup Việt Nam, ông Tam cho rằng, cần phải quyết tâm thay đổi tư duy và tìm phương pháp quản lý sao cho hiệu quả nhất về mọi mặt của hoạt động kinh doanh từ sản xuất, phân phối, nhân sự, tài chính. Nếu các doanh nghiệp lớn áp dụng phần mềm vài chục tỉ thì doanh nghiệp nhỏ cũng nên áp dụng phần mềm vài chục triệu, miễn sau đó họ thấy được hiệu quả trong quản lý, có thể bỏ đi một chồng sổ sách để ghi chép, mất thời gian và nhân lực.

Là một người lập nghiệp hai bàn tay trắng, ông Tam hiểu rõ những khó khăn mà các Startup gặp phải. Ông cũng nhắn nhủ các bạn trẻ là khi Startup, bắt đầu một công việc không nên theo trào lưu mà phải kiên trì với định hướng của mình, đam mê và theo đuổi nó tới cùng.

Vị CEO này chia sẻ những điều “gan ruột”: “Ngày xưa tôi mới khởi nghiệp cách đây 10 năm thì nghĩ cái nghề chụp hình nó trong sạch, tôi cứ đi theo, nhưng rồi tôi thấy không phù hợp với mình. Muốn thành công phải có sở thích và định hướng riêng. Mình mới khởi nghiệp thì cần hướng đến những thu nhập nhỏ trước. Khởi nghiệp tại Hà Nội, thì chỉ nên nhắm tới phục vụ cho người dân tại Hà Nội thôi, các bạn đã đủ sống rồi, không cần nhất thiết phải mơ mộng vươn ra toàn cầu, sau này các bạn có tiềm lực và sẵn sàng về mọi mặt rồi thì mặt rồi mới nên tính tới chuyện đó…”

Kinh nghiệm của người đứng đầu Asanzo đã được ông rút ra sau nhiều năm làm và bước đầu đã thành công là “thấu cảm” thị hiếu của người tiêu dùng - điều điều tiên quyết của một Startup.

Khi tìm hiểu thị trường, ông Tam nhận thấy ở thị trường Việt Nam đa số là người có thu nhập trung bình và nghèo. Nhu cầu sở hữu một chiếc Tivi chất lượng cao mà giá rẻ còn rất lớn và tiềm năng.

Ông đã chọn phân khúc này và kiên trì với nó. Qua thời gian chứng minh, hướng đi này là đúng đắn.

Xuất phát từ một “người buôn linh kiện” ông cũng nhận thấy nền tảng công nghệ của Nhật Bản được người tiêu dùng trên thế giới, đặc biệt là tại Việt Nam đánh giá tốt và rất ưa chuộng. Asanzo hiểu rõ thói quen sử dụng hàng ngày của khách hàng nên đã mạnh dạn cắt bỏ các tính năng không cần thiết để người dân được hưởng Tivi giá rẻ.

Chính điều này đã khiến dòng Tivi mang thương hiệu Asanzo đồng hành cùng thị trường nông thôn qua thành công đầu tiên của Tivi CRT, đến Tivi LED giá rẻ và các dòng sản phẩm điện gia dụng khác. Chính những yếu tố này đã giúp Tivi LED Asanzo thu hút được sự quan tâm của thị trường bình dân. Loạt sản phẩm đầu tiên với 4000 chiếc Tivi được tiêu thụ nhanh chóng.

Tivi là dòng sản phẩm chủ đạo của Asanzo, chiếm 15% thị phần
Tivi là dòng sản phẩm chủ đạo của Asanzo, chiếm 15% thị phần

Chỉ trong 03 năm ngắn ngủi, Asanzo đã vươn mình đứng ngang với các thương hiệu nước ngoài. Chỉ riêng trong năm 2016, số lượng Tivi mà Asanzo bán ra là 500.000 chiếc, chiếm hơn 15% thị phần Tivi bán ra trên toàn quốc.

Asanzo thành công chính nhờ sự “thấu cảm” thị hiếu người tiêu dùng
Asanzo thành công chính nhờ sự “thấu cảm” thị hiếu người tiêu dùng

Chia sẻ thực lòng về câu chuyện khởi nghiệp của mình, ông Tam muốn động viên các Startup Việt Nam hãy thay đổi tư duy để phù hợp với nhu cầu thị trường. Ông cho hay: "Với cách mạng công nghiệp 4.0, thách thức và rủi ro đều song hành, tuy nhiên khi các cơ chế chính sách của Chính phủ khuyến khích thì các Startup Việt nên bắt đầu ý thức thay đổi tùy nhu cầu và khả năng tài chính của mình”.

Thanh Huế

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm