Những sự xâm hại quyền riêng tư trên mạng mà người dùng cần biết (P2)

(Dân trí) - Mark Weinstein, nhà sáng lập của mạng xã hội MeWe vừa công bố một loạt danh sách các hành vi vi phạm quyền riêng tư và bảo mật hàng đầu trong năm 2016. Những điều này sẽ làm cho bạn suy nghĩ lại tất cả mọi thứ bạn sử dụng trực tuyến và chúng ta cần học cách để tự bảo vệ mình.

7. Trung Quốc thiết lập "điểm xã hội" của người dân

Cuối năm nay, chính phủ Trung Quốc đã giới thiệu một hệ thống kết nối xếp hạng tín nhiệm tài chính, xã hội, chính trị và pháp lý của công dân để tạo ra một số điểm xã hội.

Sau đó, về phần Facebook, họ công khai và sẵn sàng cung cấp dữ liệu thông tin của các thành viên người Trung Quốc và kiểm duyệt tin tức trên trang web của mình. Có thể nói, những hành động như vậy là sự vi phạm rõ ràng các quyền và tự do ngôn luận của người dân.

8. Facebook và "tin tức giả mạo"

Trở lại tháng năm vừa qua, chúng ta biết rằng những tin tức "nóng hổi" trên Facebook đã được kiểm soát và chỉnh sửa bởi một số người - những người có khả năng biến tin giả thành tin thật.

Những sự xâm hại quyền riêng tư trên mạng mà người dùng cần biết (P2) - 1

Cụ thể hơn, Facebook gán nhãn chính trị cho người dùng chỉ dựa trên những trạng thái và hoạt động của họ. Điều này gây nên sự tức giận của những người ủng hộ "phe bảo thủ" khi phát hiện ra rằng lòng tin của họ lại bị ảnh hưởng bởi những câu chuyện của các biên tập viên tự do được gắn mác chính trị. Vậy bộ phận lọc tin của Facebook đang ở đâu? Người dùng không có nghĩa vụ kiểm duyệt hay chọn tin tức thực sự trên phương tiện truyền thông xã hội.

Tất nhiên, Facebook có lập trình các thuật toán. Nhưng kết quả là gì? Các thuật toán của Facebook đẩy mạnh và lan rộng những tiêu đề giả và những câu chuyện tin tức giả mạo, bóp méo thực tế và rất có khả năng ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Mỹ.

9. Cái chết bởi thuật toán

Những sự xâm hại quyền riêng tư trên mạng mà người dùng cần biết (P2) - 2

Năm nay đã chứng kiến các trang web lớn như Facebook và Instagram hoàn toàn thay đổi thuật toán, thay đổi dòng thời gian của tất cả mọi người. Nói cách khác, dòng thời gian và các mốc thời gian của người dùng không được hiển thị trong thời gian thực - các thuật toán của Facebook, Snapchat, Instagram và Twitter đã "thao túng" điều đó - nhằm hiển thị các bài viết và nội dung mà họ nghĩ rằng bạn muốn xem. Rất nhiều người không hài lòng với điều này. Niềm vui mà những ứng dụng này mang lại là chúng ta có thể nhìn thấy những gì mọi người đang làm hay nói hay những gì đang xảy ra trong thời điểm thực tế đời sống thực tế. Nhưng các thuật toán lại "cướp đi" những điều đó.

Dòng thời gian news feed mang tính khách quan, nhưng các phương trình lại khiến chúng trở nên chủ quan. Chúng khai thác thông qua những hoạt động trực tuyến của người dùng. Qua đó, có thể nói, người dùng đã bị xâm phạm sự riêng tư và sự kiểm soát của những gì họ xem mỗi ngày.

10. Hồ sơ chủng tộc và giám sát người dùng

Những sự xâm hại quyền riêng tư trên mạng mà người dùng cần biết (P2) - 3

Đầu năm nay, Twitter, Facebook và Instagram đã được "triệu tập" bởi chi nhánh California của Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) vì việc chia sẻ dữ liệu người dùng bằng công cụ giám sát phương tiện truyền thông xã hội. Công cụ này theo dõi cuộc hội thoại của những nhà hoạt động. Thậm chí tệ hơn, những công cụ này có thể được điều khiển để nhắm mục tiêu là những nhà hoạt động da màu. Do đó, một số nhà hoạt động của phong trào Black Lives Matter đã tắt các phương tiện truyền thông xã hội và chuyển sang hoạt động ngầm.

Tương tự, Facebook cũng bị "gọi" vào năm 2016 đã để các công ty quảng cáo loại trừ những "nhóm sắc tộc" cụ thể. Công ty này có được thông tin sắc tộc bằng cách thu thập dữ kiện về lượt like và bạn bè của người dùng. Điều này không chỉ hoàn toàn phân biệt chủng tộc, mà còn vi phạm luật liên bang.

Đạo luật Fair Housing năm 1968 và Đạo luật về Quyền Dân sự năm 1964 đã quy định chi tiết về việc bạn không thể loại trừ con người dựa trên chủng tộc, giới tính, báo in hoặc quảng cáo hiển thị sở thích hoặc hạn chế dựa trên các tiêu chí tương tự.

11. Nhu cầu cửa hậu backdoor của Chính phủ Hoa Kỳ

Chính phủ liên bang của Mỹ đã muốn Apple mở backdoor để họ có thể kiểm tra nội dung thông tin trong smartphone của một nghi can. Giám đốc điều hành của Apple Tim Cook đã trở thành một "người hùng" của sự riêng tư. Đáng lẽ Apple sẽ gặp phải một vụ kiện, nhưng chính phủ Mỹ tuyên bố đã tìm ra cách riêng của họ để đạt được mục tiêu cuối cùng.

Nếu chính phủ không cần đến nhà sản xuất trong trường hợp này, thì điều gì có thể ngăn cản họ có thêm nhiều thông tin hơn nữa? Thiết bị di động là một tiện nghi giúp chúng ta kết nối với mọi người và lưu giữ những nội dung riêng tư của chúng ta. Và việc biến chúng thành những bằng chứng chống lại chính chúng ta hoặc một nền tảng "thú tội" sẽ gây nguy hiểm cho tương lai và công nghệ của chúng ta.

12. Sự thất bại của Yahoo

Những sự xâm hại quyền riêng tư trên mạng mà người dùng cần biết (P2) - 4

Vào tháng 9, Yahoo thông báo rằng 500 triệu tài khoản người dùng đã bị xâm phạm và các dữ liệu bên trong bị tổn hại.

Trong tháng 11, nhiều thông tin rò rỉ cho rằng Yahoo đã cho phép các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đọc email người dùng. Đó là một sự vi phạm nghiêm trọng của đến quyền riêng tư của người dùng.

Một tỷ tài khoản người dùng đã bị hack kể từ năm 2013. Tong vòng một năm, Yahoo đã quản lý như thế nào để dẫn đến ba "sự kiện" lớn đều liên quan đến sự xâm phạm quyền riêng tư. Điều gì đang xảy ra tại Yahoo?

13. Điều lệ Snooper của Anh

Chính thức được gọi là Điều luật về quền điều tra - The Investigatory Powers Act năm 2016, Hiến chương Snooper trong nhiều cách đã cung cấp cho cảnh sát Anh và các cơ quan gián điệp quyền được theo dõi tất cả những hoạt động của công dân. Nó hỗ trợ sự hợp pháp trong việc giám sát toàn cầu, thu thập dữ liệu, giải mã, khai thác dữ liệu thư điện tử và hoạt động ứng dụng và kết quả là, theo dõi tất cả các trình duyệt internet mà không được sự cho phép của người dân. Edward Snowden gọi đó là: "Sự giám sát khắc nghiệt nhất trong lịch sử của nền dân chủ phương Tây".

Nếu như phải có tờ lệnh đảm bảo cho những hành động xâm phạm quyền riêng tư, thì người dân không mong đợi gì nhiều từ các chính phủ muốn do thám chính người dân của mình.

Vì vậy, bạn nên làm gì?

Rõ ràng, tất cả mọi thứ bạn làm trên Facebook, Google, Snapchat... đều được lưu trữ trong hồ sơ trực tuyến của bạn: những gì bạn thích, quan điểm chính trị của bạn, các bữa tiệc, tôn giáo, các vấn đề sức khỏe của bạn, bạn kết bạn với ai, bạn nói những gì... và bây giờ tất cả những điều đó còn ảnh hưởng đến khả năng tìm được một công việc, được nhận vào trường học, bảo hiểm xe hơi của bạn... có thể nói là tất cả mọi thứ. Điều này liệu có ổn không?

Có lẽ đã đến lúc tất cả chúng ta phải hành động và kết thúc hành vi vi phạm quyền riêng tư, yêu cầu pháp luật tốt hơn để bảo vệ quyền riêng tư của chúng ta.

Phan Tuấn

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm