1. Dòng sự kiện:
  2. Triển lãm CES 2025

Giải thưởng Khoa học 2014: Một sự tiên phong và đột phá!

(Dân trí) - Đó là những lời khẳng định của GS.TSKH Trần Vĩnh Diệu và GS.TS Nguyễn Hoàng Nghị khi nói về nghiên cứu “Hào kỹ thuật bê tông cốt thép thành mỏng đúc sẵn trong ngầm hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị Việt Nam” vừa nhận Giải thưởng NTĐV 2014 lĩnh vực Khoa học.

Một sự đột phá trong xây dựng hạ tầng đô thị

Nói về giải pháp Hào kỹ thuật đúc sẵn của TS Hoàng Đức Thảo cùng với các cộng sự, GS.TSKH Trần Vĩnh Diệu - Người đã từng nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ, Giải thưởng về thành tựu Kỹ thuật nổi bật của Asean, Chủ tịch Hội đồng giám khảo Lĩnh vực Khoa học Vật liệu Giải thưởng Vifotec năm 2013 cho biết: Vật liệu không quá mới bởi trên thế giới, thậm chí ở trong nước cũng đã làm. Tuy nhiên từ biết vật liệu mà thiết kế kỹ thuật để ra được sản phẩm thì nó có tác dụng rất là to lớn. Ở đây chúng tôi không đánh giá quá sâu về vật liệu mà đánh giá về mặt thiết kế kỹ thuật.

GS.TSKH Trần Vĩnh Diệu
GS.TSKH Trần Vĩnh Diệu

Về mặt công nghệ chế tạo thì họ có sử dụng một số phụ gia đặc biệt. Để chế tạo bê tông thành mỏng thì họ dùng hệ thống rung có thể thay đổi tần số để đạt được chế độ rung tối ưu để vật liệu có độ bền cao nhất. Khi rung lắc như vậy nó sẽ siết chặt tạo thành một vật liệu đồng nhất cho nên nó chống được ăn mòn, thẩm thấu rất tốt.

“Mặc dù hiện nay có một số giải pháp để làm Hào kỹ thuật nhưng theo tôi giải pháp mà TS Hoàng Đức Thảo đưa ra là một giải pháp đồng bộ thể hiện ở chỗ nó được thiết kế, chế tạo ngay tại trong xưởng và khi đưa ra chỉ có lắp ráp nữa mà thôi. Chính vì thế nó đảm bảo tính đồng đều về chất lượng sản phẩm. Bao giờ cũng thế, nếu một Hào kỹ thuật xây dựng tại chỗ thì nó vừa chiếm nhiều diện tích mà còn chịu ảnh hưởng về thời tiết, tay nghề công nhân…cho nên không thể đảm bảo đồng bộ về chất lượng” - GS Diệu nhấn mạnh.

GS Diệu cũng cho rằng, đây là một sự đột phá trong xây dựng hạ tầng đô thị nên các nhà khoa học đánh giá rất cao về hiệu quả kinh tế xã hội. Trước đó chưa ai làm được việc như thế này cả.

“Phần lớn các nhà khoa học khi tham gia đánh giá đề tài này đều có quan điểm như tôi. Tức là, hàm lượng riêng về vật liệu thì không phải quá đột phá nhưng ở đây họ giỏi ở chỗ thiết kế để sử dụng vật liệu. Vấn đề đối với kỹ thuật khi triển khai là rất quan trọng, có vật liệu tốt mà không biết thiết kế để triển khai thì cũng hỏng”- GS Diệu nói.

GS Diệu cho biết thêm, khi xuất hiện Hào kỹ thuật đúc sẵn nó sẽ giải quyết bài toán đào lên, lấp xuống như hiện nay. Quá trình sử dụng và sữa chữa sẽ rất thuận lợi bởi chỉ cần mở nắp là có thể thao tác được. Ở các nước phát triển thì họ đều làm như vậy cả và hiện ở Việt Nam chúng ta cũng đang dần làm cái này.

Đối với góc độ của các nước, khi một nước chậm phát triển như chúng ta mà đưa được những giải pháp tiên tiến vào thì họ cũng đánh giá rất cao bởi nó đem lại hiệu quả kinh tế xã hội, chính vì thế đề án của TS Hoàng Đức Thảo được đánh giá ở tầm thế giới là ở chỗ đó (Nhận giải thưởng WIPO 2013 -PV).

Một đề tài thể hiện sự lĩnh xướng tiên phong

Nhìn nhận dưới một góc độ khác, GS.TS Nguyễn Hoàng Nghị - Nguyên cán bộ trường ĐH Bách khoa Hà Nội, người ta từng được đọc đề tài cũng như đi thực tế trực tiếp phân tích: Các đô thị Việt Nam đã có từ lâu và kỹ thuật hạ tầng tương đối là cổ. Vì nó lâu và cổ nên có rất nhiều vấn đề. Đối với những đô thị mới thì người ta có giải pháp từ đầu, nghĩa là khi anh xây dựng một con đường thì lập tức có hệ thống ngầm (bao gồm cáp điện lực, cáp thông tin, cống nước, cống rãnh…), đây là vấn đề tất yếu của mọi quốc gia.

GS.TS Nguyễn Hoàng Nghị
GS.TS Nguyễn Hoàng Nghị

Nắm được thực trạng của nước mình như vậy nên TS Hoàng Đức Thảo là người tương đối tiên phong trong việc thiết kế Hào kỹ thuật đúc sẵn kể cả về mặt thiết kế và tính toán. Không chỉ thiết kế tính toán về sản phẩm mà còn tính toán cả về mặt tài chính. TS Thảo đã chứng minh được rằng nó không chỉ làm đẹp về mặt đô thị mà còn giải quyết được các vấn đề đa chức năng để thực hiện mục đích hiện đại hóa đô thị hiện nay. Đây là giá trị chính của đề tài nghiên cứu.

“Tôi đánh giá cao sự cảm quan của nhóm nghiên cứu cũng như sự dám mạnh dạn thí điểm hạ ngầm trước mắt ở một độ thị tương đối dễ đó là Bà rịa Vũng Tàu. Đây là một sự thành công lớn và mô hình này về nguyên tắc là nó có thể nhân rộng ra ở rất nhiều khu đô thị, nhất là những khu đô thị mới xây” - GS Nghị bày tỏ.

Minh chứng cho vấn đề cho sự đánh giá của mình, GS Nghị nêu ví dụ: Nếu như ở Hà Nội muốn hạ ngầm hệ thống dây cáp hiện nay thì sẽ không biết hết bao nhiều tiên. Ở đây TS Thảo đã nghĩ ra từ đầu để giải quyết vấn đề bất cấp để 50 năm sau anh không phải làm nữa. Đây là mô hình của thế giới nhưng điều kiện ở Việt Nam chưa áp dụng được nhưng TS Thảo đã dũng cảm làm.

“Vấn đề thực tiễn đưa ra nhưng TS Thảo không giải quyết theo kiểu tư duy “cổ” (nghĩa là có tiền bao nhiêu thì làm bấy nhiêu) mà giải pháp là làm hiện đại luôn lập tức. Giải pháp này rất là triệt để và ở mức quốc tế. Điều quan trọng là nếu sau 30 hoặc 50 năm nữa thì mô hình đó vẫn tồn tại. Đây là sự nhạy cảm của một con người và tôi đánh giá rất cao ở khía cạnh này” – GS Nghị chốt câu chuyện.

Nguyễn Hùng (ghi)