Dữ liệu cá nhân: Lưu trữ và sử dụng chưa hợp lý

Khi các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng,… đang dần định vị được chỗ đứng trong cuộc sống thì yêu cầu về việc lưu trữ dữ liệu cá nhân ngày càng nhiều.

Theo khảo sát nhanh, phần đông người tiêu dùng đều khẳng định những dữ liệu này khá quan trọng với họ nhưng cách thức lưu trữ thế nào cho an toàn và thuận tiện khi cần lấy ra thì chưa mấy ai quan tâm.

Anh Hùng, Trưởng phòng Marketing có thói quen lưu trữ ảnh của gia đình vào máy tính xách tay để lúc nào cũng có thể xem được. Trong một lần bất cẩn, anh đã bị kẻ gian lấy mất máy tính. Điều mà anh thấy đáng tiếc nhất là toàn bộ các album ảnh chụp con trai anh được lưu trữ trong laptop đã không còn.

Không đến nỗi bi đát như anh Hùng nhưng anh Nam - kiến trúc sư - cũng chưa quên kỉ niệm hú vía khi suýt làm mất hợp đồng gần tỷ bạc của công ty. Anh là người duy nhất trong công ty cầm bản vẽ với đối tác Nhật Bản. Vì gia đình có việc đột xuất nên anh gửi trễ hẹn dù lúc đó đã làm xong. Cũng may đây là đối tác ruột nên không có việc đáng tiếc xảy ra. Anh tâm sự: “Lúc đó giá như mình có thể mở được máy tính hoặc cất được dữ liệu lên mạng thì cũng không rơi vào tình huống khó xử như vậy.”

Còn Long – sinh viên năm cuối vẫn thường bị bạn gái “trách yêu” khi gửi tặng chiếc đĩa DVD bị gẫy đôi nhân ngày Valentine khi cậu gửi quà sang Sing qua đường bưu điện.

Qua khảo sát, đa số người dùng thường lựa chọn hình thức lưu dữ liệu của mình trên các ổ cứng di động, ghi ra đĩa CD/DVD và… cất đi. Phần lớn người được khảo sát cho rằng, lưu trữ theo cách mà họ đang làm sẽ an toàn vì chính tay họ cất dữ liệu đi thì sẽ không bị làm sao.

Dữ liệu cá nhân: Lưu trữ và sử dụng chưa hợp lý


Nhưng theo ý kiến của các chuyên gia bảo mật, lưu trữ dữ liệu theo dạng “offline” không hề an toàn. Người dùng hoàn toàn có thể bị đánh cắp thiết bị lưu trữ hoặc bị người khác phá hỏng các thiết bị này. Khi đó, việc khôi phục dữ liệu là vô cùng khó khăn, thậm chí là không cứu được. Chưa kể, nếu muốn lấy dữ liệu từ xa, cũng không thực hiện được vì các thiết bị này không có kết nối Internet.

Giải pháp cho việc lưu trữ dữ liệu và lấy dữ liệu theo cách an toàn nhất là sử dụng các dịch vụ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trực tuyến như Fshare.vn. Khi mua 1 tài khoản trên Fshare.vn, người dùng sẽ được cấp 1 ổ cứng online 300GB. Ổ cứng này được đặt trên hệ thống máy chủ hiện đại, theo tiêu chuẩn quốc tế của FPT Telecom. Vì thế, người dùng sẽ không lo bị mất dữ liệu vì nếu có sự cố thì các kĩ sư của FPT Telecom có thể khôi phục rất dễ dàng. Ngoài ra, chỉ cần có Internet, người dùng có thể truy cập vào ổ cứng online này để lấy dữ liệu, gửi cho người nhận chỉ với 1 đường link mà không cần gửi cả file dung lượng lớn. Điều này sẽ giúp người gửi không tốn nhiều chi phí khi gửi bằng 3G.

Ông Bùi Thái Thịnh – Phó Giám đốc Trung tâm phát triển truyền hình OneTV (đơn vị chủ quản Dịch vụ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trực tuyến Fshare.vn) - cho biết: “Hiện tại, phần đông người dùng đang mạo hiểm với những dữ liệu cá nhân của mình khi lưu trữ trên các thiết bị di động hoặc đĩa DVD vì khi có sự cố thì việc lấy lại dữ liệu là hết sức khó khăn. Chưa kể, nếu thường xuyên sử dụng các tài nguyên này thì đi đâu cũng phải kè kè mang theo. Dịch vụ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trực tuyến Fshare.vn sẽ giúp người dùng khắc phục tất cả các nhược điểm đó như dung lượng lưu trữ lớn, khả năng bảo mật cao, dễ dàng lấy lại dữ liệu khi có sự cố, chi phí thấp, thuận tiện chia sẻ dữ liệu với nhiều người cùng 1 lúc.”

Ngoài ứng dụng lưu trữ, Fshare.vn còn có thêm các tính năng khác như: Mời bạn bè cùng sử dụng Fshare.vn mà không cần mất tiền mua; Hotfile/Directlink – Cho phép người dùng khi tải lên dữ liệu, sau khi cài đặt chế độ này thì người nhận link có thể tải dữ liệu đã cái đặt về với tốc độ tối đa mà không cần tài khoản VIP Fshare.vn.

Năm 2013, Dịch vụ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trực tuyến Fshare.vn được vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê do Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA) trao tặng.