Vitamin B9 giúp trẻ tự kỷ giao tiếp tốt hơn
(Dân trí) - Các nghiên cứu mới đây cho thấy Vitamin B9 (hay axit folic) có thể giúp trẻ giao tiếp tốt hơn, nhất là ở trẻ tự kỷ, mở ra cơ hội điều trị cho trẻ tự kỷ.
Ở Pháp có 650 000 người bị mắc các chứng bệnh tự kỷ (TAS), cứ 100 trẻ sinh ra thì có một trẻ bị mắc căn bệnh này, và tỷ lệ ở trẻ nam cao gấp 3 lần trẻ nữ.
Tự kỷ là một căn bệnh ít được biết đến, theo điều tra của Opinion Way năm 2012, 37% người pháp nghĩ rằng đó là một vấn đề về tâm lý hoặc tâm thần, trên thực tế theo tổ chức y tế thế giới (WHO) thì đây là một bệnh lý về thần kinh như là “một rối loạn phát triển sớm và nghiêm trọng ở trẻ em”, cụ thể chứng tự kỷ là một dạng bệnh của não, nó gây ra các rối loạn về giao tiếp, hành vi, và cách cư xử trong các mối quan hệ xã hội.
Tia sáng hé mở:
Các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu trẻ em Arkansas (Mỹ) phát hiện ra rằng việc bổ sung axit folic có thể giúp trẻ em mắc chứng tự kỷ giao tiếp tốt hơn.
Để đi đến kết luận này, các nhà nghiên cứu của Mỹ đã thử nghiệm với 47 trẻ em mắc chứng tự kỷ TSA (tuổi trung bình là 7,5 tuổi, 80% là bé trai) và được chia thành 2 nhóm. Trong 12 tuần, nhóm 1 được bổ sung axit folic (50 mg tối đa mỗi ngày) trong khi nhóm 2 áp dụng điều trị bằng giáo dục .
Sau 12 tuần, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ được bổ sung axit folic giao tiếp dễ dàng hơn những trẻ khác, họ đặc biệt chú ý sự tiến bộ trong ngôn ngữ, và đây là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo, sau đó!
Vitamin B9 làm được tất cả?
Axit folic là tên khoa học của vitamin B9. Vitamin này (còn gọi là "folate") là đặc biệt hữu ích: nó giúp thúc đẩy sự hình thành của các tế bào máu, làm cho chức năng của hệ thống thần kinh và hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, giúp chữa lành vết thương ... Theo một số nghiên cứu, nó cũng có thể làm giảm huyết áp, tăng cường tác dụng của thuốc chống trầm cảm và ... làm chậm quá trình suy giảm nhận thức
Nó có thể được cung cấp dưới dạng thực phẩm bổ sung (khi mua ở các hiệu thuốc), vitamin B9 cũng có mặt trong thực phẩm như : Thịt gia cầm, gan lợn, bê hoặc cừu, rau bina, măng tây, hạt lanh ... các chuyên gia y tế khuyên bạn nên dùng một lượng hàng ngày cho trẻ em và 200 µg cho trẻ em từ 4-8 tuổi.
Vũ Long
Theo Top- Sante