Vắc xin dạng xịt mũi - “Vũ khí” mới giúp ngăn chặn dịch Ebola

(Dân trí) - Một loại vắc xin dạng xịt hứa hẹn trở thành “vũ khí” hiệu quả trong phòng ngừa vi rút Ebola sau khi thử nghiệm thành công trên khỉ.

Vi rút Ebola dưới kính hiển vi
Vi rút Ebola dưới kính hiển vi

Các nhà khoa học tại Đại học Texas đã phát hiện ra vắc xin dạng phun sương giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi rút Ebola lâu dài với 1 liều duy nhất.

Kristina Jonsson-Schmunk, cử nhân ngành Dược vàc chuyên gia Maria Croyle,và Tiến sĩ Gary Kobinger cùng các cộng sự đã nghiên cứu vắc xin này tại Phòng thí nghiệm Vi sinh Quốc gia ở Winnipeg (Mỹ) suốt hơn 7 năm qua.

Vắc xin này được tìm ra khi các nhà nghiên cứu tìm cách tăng cường hệ miễn dịch của các loài linh trường từ 67% lên 100% sau khi tạo ra miễn dịch chủng ngừa đối với dòng vi rút Ebola Zaire sau 150 ngày.

Đây là điều rất ý nghĩa bởi chỉ có 50% loài linh trưởng được tiêm chủng ngừa vào cơ bắp sống sót sau thử thách.

"Tỷ lệ tử vong trong đợt dịch Ebola này là từ 25-90% ở châu Phi và châu Á. Và mặc dù đã có những tiến bộ về ngành vi rút học nhưng cho đến nay vẫn chưa có 1 vắc xin hay thuốc điều trị nào được cấp phép chính thức”, cử nhân Jonsson-Schmunk nói.

“Vắc xin là nhu cầu tất yếu để ngăn sự lây lan của dịch bệnh hiện tại cũng như kiểm soát dịch trong tương lai. Và ưu thế của loại vắc xin mới này so với các loại đang thử nghiệm lâm sàng khác là bảo vệ lâu dài và chỉ dùng 1 liều xịt mũi duy nhất. Hơn nữa, phương pháp xịt sẽ “hấp dẫn” hơn 1 mũi tiêm với các chi phí dành cho ống tiêm, kim tiêm an toàn và xử lý các dụng cụ này sau tiêm”, Tiến sĩ Croyle khẳng định.

Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện này “có ý nghĩa toàn cầu, giúp kiểm soát sự bùng phát của dịch bệnh trong tương lai” bởi việc bảo quản, vận chuyển và quản lý rất đơn giản, không gây ra bất kỳ trở ngại nào như vắc xin dạng tiêm.

Và giai đoạn tiếp theo của nghiên cứu này sẽ là thử nghiệm lâm sàng trên người tình nguyện.

Kể từ khi dịch bùng phát tại Tây Phi hồi đầu năm đến nay, đã có gần 5.000 người bị cướp đi mạng sống và phần lớn họ sống ở Sierra Leone, Liberia và Guinea.

Hiện một số loại vắc-xin dạng tiêm đang được thử nghiệm tại Mỹ, Anh và Mali, với kế hoạch mở rộng thử nghiệm trên người vào các phần khác của châu Âu, Gabon và Kenya.

Nghiên cứu được công bố trong ấn bản trực tuyến của tạp chí Molecular Dược phẩm và sẽ được trình bày tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội dược phẩm của các nhà khoa học San Diego (Mỹ) vào ngày mai (6/11). 

Nhân Hà

Theo DM