1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Trẻ ăn uống vô độ là do tivi

(Dân trí) - Xem tivi quá nhiều sẽ phá vỡ phản xạ thông thường của trẻ với thực phẩm - bất kể đói hay không, chúng cũng vẫn sẽ ăn liên tục khi ngồi trước màn hình.

TS Temple và nhóm nghiên cứu của mình đã quan sát những tác động của tivi tới “thói ăn uống vô độ”. Thói quen này là hiện tượng ăn liên tục mà không cần quan tâm là thực phẩm gì, mình có thích hay không, ăn ngay cả khi cảm thấy no và chỉ ngừng ăn khi sự tập trung đối với một việc nào đó (xem tivi) chấm dứt.

 

Trong thử nghiệm đầu tiên, 30 đứa trẻ có cân nặng bình thường, độ tuổi 9 - 12 được ngồi xem ti vi, chơi điện tử thoải mái về thời gian nhưng giới hạn lượng thực phẩm đặt trước mặt. Thời gian thử nghiệm cho quá trình ăn là 20 phút. Trong 14 phút đầu tiên, các nhóm đều gần như ăn hết túi bim bim phô mai. 6 phút cuối, nhóm thứ nhất sẽ “chén” những mẩu bim bim phô mai còn sót lại; nhóm 2 chuyển sang khoai tây chiên trong khi nhóm 3 xem tivi thì tiếp tục bóc gói mới một cách vô thức. Trong khi những đứa trẻ chơi điện tử và không còn thức ăn dần lơ là chuyện ăn uống, tập trung vào ghi điểm thì những đứa trẻ xem tivi vẫn tiếp tục ăn không ngừng. Nhóm xem tivi và nhóm ăn khoai tây chiên tiêu thụ một lượng calo đáng kể, nhiều hơn nhóm bị hạn chế về đồ ăn và không xem tivi.

 

Trong thử nghiệm thứ 2, các nhà nghiên cứu đưa cho trẻ một lượng snack tương đương với 1.000 calo và cho phép chúng ăn bao nhiêu tùy ý nhưng giới hạn về thời gian ngồi trước màn hình. Nhóm thứ nhất chỉ xem tivi trong 23 phút, nhóm thứ 2 cứ xem 1 phút rưỡi thì lại bị ngắt nguồn 1 lần ( mục đích là để giảm độ tập trung, chú ý của trẻ) và nhóm thứ 3 không xem tivi. Kết quả là những trẻ xem tivi liên tục tiêu thụ nhiều calo (500 calo) hơn hẳn so với nhóm 2, nhóm 3 và dành tới 21 phút cho chuyện ăn uống.

 

“Những dữ liệu này, đều được kế hợp với những dữ liệu trong các nghiên cứu trước đó đều nhằm một mục đích duy nhất là giảm số giờ xem vô tuyến và hạn chế thói quen vừa ăn vừa xem tivi trong nhiều gia đình hiện nay”, TS Jennifer L. Temple và các cộng sự đang công tác tại ĐH Buffalo (New York, Mỹ) kết luận.

 

Ngọc Anh

Theo Reuters