Tránh cà phê khi uống thuốc cảm

(Dân trí) - Gần đây virus cảm cúm phát triển mạnh, rất nhiều người “trúng chiêu” của nó. Chị Hà cũng nằm trong số đó. Để giảm bớt đau đầu, nghẽn mũi, sốt… anh phải uống thuốc cảm. Sau khi uống thuốc, triệu chứng cảm giảm đi rõ rệt nhưng lại có vấn đề mới xuất hiện.

Tránh cà phê khi uống thuốc cảm - 1


  

Do uống thuốc cảm nên cả ngày đầu óc chị cứ lơ mơ, luôn cảm thấy buồn ngủ, không tập trung làm việc được. Chị Hà bèn chọn uống cà phê để hưng phấn đầu óc, không ngờ dạ dày lại bắt đầu nổi loạn, đau đến mức không thể chịu nổi.

 

Sau khi đến viện kiểm tra mới biết được rằng đó là do cà phê. Nhưng chị Hà vẫn không hiểu vì bản thân chị có thói quen uống cà phê nhưng từ trước đến giờ chưa bao giờ bị đau dạ dày.

 

Thuốc cảm đa phần là thuốc tổng hợp, thông thường do các thành phần thuốc như: thuốc giải nhiệt giảm đau, thuốc thu co huyết quản, thuốc tiêu đờm chặn ho, thuốc hưng phấn thần kinh trung ương…. Trong thuốc cảm chị Hà uống hàm chứa thuốc giải nhiệt giảm đau và thuốc hưng phấn thần kinh trung ương - có chứa chất cafein, bản thân cafein có tác dụng kích thích đối với niêm mạc dạ dày. Một phản ứng phụ của rất nhiều loại thuốc cảm.

 

Trên hướng dẫn sử dụng của nó đều viết “ khi uống thuốc này có thể xuất hiện triệu chứng dạ dày khó chịu”, bên cạnh đó trong cà phê có chất cafein tăng thêm kích thích cho niêm mạc dạ dày, làm cho phản ứng phụ càng thêm gia tăng. Vì vậy, thuốc cảm và cà phê kết hợp với nhau nhất định sẽ làm cho dạ dày bị kích thích ở cường độ mạnh và từ đó gây ra đau đớn. Người bị viêm loét dạ dày càng nên thận trọng uống thuốc cảm có hàm chứa thành phần cafein.

 

Khi uống thuốc cảm không nên uống cùng với cà phê, đặc biệt là loại thuốc cảm có chứa thành phần cafein. Ngoài ra, sau khi uống thuốc cảm cũng không nên uống rượu và uống đồ uống có chứa cồn.

 

Dương Hằng

Theo jkb

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm