Tìm hiểu Carotenoid, Beta-carotene, Lycopene - Kẻ thù của tế bào ung thư

(Dân trí) - Carotenoid và những tác dụng chống oxy hóa được khám phá vào năm 1968. Chất này kích thích hệ miễn dịch bằng cách hoạt hoá những tế bào tiêu diệt tự nhiên, giết chết các tế bào ung thư.

Tìm hiểu Carotenoid, Beta-carotene, Lycopene  - Kẻ thù của tế bào ung thư - 1

 Carotenoid kích thích hệ miễn dịch, tăng cường khả năng đề kháng, ngăn ngừa tổn thương DNA, có trong trái cây sắc tố đỏ.

Carotenoid là gì?

Thuật ngữ carotenoid dùng để chỉ một họ gồm khoảng 600 sắc tố thực vật khác nhau. Sắc tố thực vật Carotenoid được coi là dưỡng chất màu bởi có nhiều đặc tính tương tự như vitamin.
Cũng như nhiều dưỡng chất thiết yếu khác, carotenoid mang lại những lợi ích cho sức khỏe, như tăng cường khả năng đề kháng chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa tổn thương DNA (Deoxyribonucleic acid) và các chất liệu di truyền khác.

Carotenoid tác dụng gì?

Hàng loạt nghiên cứu khám phá ra rằng ăn những thực phẩm chứa nhiều carotenoid giúp giảm nguy cơ nhiều bệnh lý khác nhau: giảm nguy cơ nhiều loại ung thư, giảm thấp nguy cơ bệnh tim mạch, giảm nồng độ cholesterol máu, giảm tác hại của ánh nắng mặt trời trên da….

Làm được như vậy bởi Carotenoid là một chất chống ô-xy hóa mạnh. Mà chất ô-xy hóa thì đã được hầu hết các nghiên cứu chứng minh
có khả năng ngăn cản các tế bào bình thường chuyển thành các tế bào gây ung thư, làm chậm lại sự phát triển của khối u, ngăn cản sự tạo thành các chất gây ung thư.

Beta-carotene chống ung thư hiệu quả

Beta – carotene hay còn gọi là tiền vitamin A là những chất chống oxy hóa có tác dụng vô hiệu hóa các gốc tự do trong cơ thể, phòng ngừa bệnh ung thư hiệu quả. Một số loại bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư dạ dày sẽ không giảm được nhiều nguy cơ nếu trong chế độ ăn bị thiếu hụt hàm lượng beta caroten.

Tìm hiểu Carotenoid, Beta-carotene, Lycopene  - Kẻ thù của tế bào ung thư - 2
Những thực phẩm chứa nhiều beta caroten nhất

Đó là vì beta caroten làm giảm tổng hợp các dấu ấn ung thư trong chu trình phát triển của các loại ung thư này. Ăn thực phẩm chứa nhiều carotenoid giúp giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch, giảm nồng độ cholesterol máu.
Viện nghiên cứu về thực phẩm Anh Quốc phát hiện ra beta-carotene tác động lên tế bào bạch cầu đơn nhân (Monocyte) – một loại tế bào miễn địch giúp tìm kiếm và phá hủy các tế bào ung thư và các vi khuẩn gây bệnh. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y khoa trường Đại học Loyola, Maywood, Illinois cũng phát hiện chế phẩm beta-carotene (30mg/ngày) làm tăng khả năng miễn dịch trên 50 bệnh nhân ung thư hoặc polyp đại tràng.

Lycopene cũng là loại carotenoid

Lycopene được xem là “dũng sĩ” trong việc tiêu diệt tế bào ung thư. Một số nghiên cứu khác cho thấy lycopen có thể ngăn chặn ảnh hưởng của những chất gây ung thư nhất định, ngăn huỷ hoại tế bào sự phân chia tế bào không kiểm soát được trước khi nó bắt đầu.

Những nghiên cứu dịch tễ học của Mỹ về tác dụng của lycopen cho thấy, ở vùng người dân ăn nhiều trái cây có chứa lycopen thì tỷ lệ ung thư dạ dày, trực tràng, kết tràng... thấp hơn vùng ăn ít hơn hoặc không ăn. Một nghiên cứu khác cho thấy tác dụng của lycopen làm giảm nguy cơ ung thư tuyền tiền liệt lên tới 35%.

Ngoài việc phòng chống ung thư hiệu quả, beta-carotene và lycopene còn rất nhiều tác dụng hữu ích khác. Beta carotene tuy là tiền chất của vitamin A nhưng nó không chỉ có vai trò như những gì mà vitamin A có. Nó còn sở hữu những hoạt dụng sinh học rộng rãi khác độc lập với loại vitamin thân thuộc này.

Vitamin A đóng vai trò cho khả năng của thị giác và sự phát triển của trẻ em nên beta carotene cũng có tác dụng làm mắt thêm sáng, nhìn thêm tinh. Beta carotene còn làm hết sạch những nguyên tử ôxy tự do đang dư thừa điện tử trong da giúp làn da tránh lão hoá, bớt nhăn nhúm, thô ráp.

Một số nghiên cứu còn chứng minh beta carotene làm giảm nồng độ cholesterol máu, cải thiện các bệnh lý tim mạch. Lycopene còn có tác dụng trong điều trị bệnh xơ gan, viêm gan, hạ huyết áp, rối loạn mỡ máu, chống khô mắt, mờ mắt...

Những thực phẩm giàu Carotenoid có thể dễ tìm thấy trong đời sống như gấc, cà chua, dưa hấu, khoai lang, cải xoắn, rau mầm, xà lách, cà rốt...

BK

tổng hợp