Thức ăn và bệnh ung thư

Ở nước ta, mỗi năm có xấp xỉ 100.000 bệnh nhân mới và chừng 70.000 người chết vì ung thư. Theo y học, chế độ ăn có liên quan đến 30 - 40% số ca mắc ung thư ở nam và 60% ở nữ.

Những loại thức ăn có nguy cơ sinh ung thư

WHO khuyên không nên ăn thức bị cháy do chế biến. Asparagin có trong thực phẩm dưới nhiệt độ cao sẽ kết hợp với đường tự nhiên trong rau quả hay thức ăn giàu carbonhydrat (khoai tây, gạo, ngũ cốc, bánh mì...) tạo thành acrylamid, tác nhân chính gây ra ung thư.

Uống nhiều rượu (đặc biệt kết hợp với hút thuốc), ăn nhiều thịt hun khói và các chất bảo quản, thực phẩm chứa nitrosamin (rau ngâm giấm, thịt xông khói) làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng, thực quản, thanh quản, dạ dày...

Ăn nhiều chất béo có liên quan đến ung thư vú, đại tràng, trực tràng, tiền liệt, niêm mạc tử cung.

Quá nhiều canxi có thể gây ung thư tuyến tiền liệt do làm giảm sản xuất tự nhiên của vitamin D trong cơ thể có tác dụng bảo vệ nam giới khỏi ung thư tiền liệt tuyến.

Thuốc trừ sâu Nitrofen là chất gây ung thư và dị tật bào thai tồn tại nhiều trong thức ăn gia cầm và gián tiếp gây độc cho người qua trứng gà vịt hay ngũ cốc đã bị nhiễm độc.

Hóa chất độc hại ethinylestradiol và bisphenol A gây hại cho bào thai, có trong vỏ hộp nhựa đựng thức ăn.

Thực phẩm có tính năng phòng, chống ung thư

Các chất có khả năng phòng chống ung thư gồm: Vitamin C, caroten, flavonid, vitamin E, selen... và một số chất khác có trong rau quả, ngăn cản các gốc tự do sản sinh ra trong chuyển hóa tế bào.

Mầm giá đỗ, sữa đậu nành và dầu thực vật dồi dào vitamin E, giúp phòng ung thư ruột già, tuyến tiền liệt và bàng quang. Mỗi ngày nên bổ sung 50mg vitamin E từ thực phẩm, ngũ cốc như hạt hướng dương, hạnh nhân, tương mù tạt và hạt tiêu.

Bắp cải, súp lơ xanh nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, có tác dụng tốt phòng ung thư phổi và dạ dày. Nhiều sản phẩm từ mật ong hạn chế và ngăn chặn sự phát triển khối u ác tính.

Cà chua, cà tím và tỏi chứa rất nhiều sắc tố và lycopen có khả năng chống oxy hóa mạnh, có thể phòng ung thư tiêu hóa, ung thư vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt, phổi, cổ tử cung...

Đậu nành, cà chua và trà xanh có nhiều selenium, vitamin E, lycopen... rất quan trọng trong dự phòng ung thư tuyến tiền liệt.

Chế độ ăn nhiều chất xơ giúp hạn chế bệnh ung thư đại - trực tràng.

Các loại cá cung cấp axit omega 3 giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, viêm khớp.

Hành tỏi giúp lưu thông tuần hoàn tốt ngăn ngừa đông máu và kết tụ tiểu cầu, hạn chế lắng đọng cholesterol trên thành mạch và có tác dụng chống oxy hóa.

Nấm Maitake hay nấm múa (Grifola frondosa) mọc hoang và chất chiết xuất từ chúng có tác dụng tăng cường miễn dịch phòng và chống ung thư, làm giảm cholesterol và bệnh xơ vữa động mạch, tác dụng chống viêm và chống sốt rét.

Hoạt chất squalen trong dầu ô liu có tác dụng chống ung thư đại tràng và ung thư phổi, ngăn chặn việc chuyển các tế bào bình thường thành dạng u cục, polyp hay ung thư.

Đến nay, y học đã tìm ra được 245 tác nhân được coi là nguy hiểm vì dễ sinh ra ung thư.

Những món ăn - bài thuốc có tác dụng phòng và chống ung thư:

Trà sung: Quả sung trộn với chè xanh đun thành nước uống cả ngày.

Trà thổ phục linh: Thổ phục linh + trà nấu thành nước uống thay trà trong ngày - tốt với ung thư bàng quang, tuyến giáp, màng não.

Cơm thổ phục linh: Thổ phục linh + nấm hương + hoàng kỳ + bạch truật + gạo tẻ nấu thành cơm độn thuốc dùng cho người thể trạng suy yếu phải hóa trị hay chiếu xạ.

Ý dĩ bạch hoa xà thiệt thảo thang: Ý dĩ + bạch hoa xà thiệt thảo nấu thành nước uống trong ngày, có tác dụng tăng cường miễn dịch.

Bột ý dĩ - củ ấu: Ý dĩ + củ ấu tươi sấy khô tán thành bột mịn, trộn đường hòa nước sôi hoặc nấu lên để uống 2 lần/ngày.

Theo Thanh niên

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm