Tết này mẹ không còn lo bé ốm

Chỉ còn gần 1 tháng nữa thôi là đến Tết rồi, mẹ lại thêm nỗi lo những thay đổi sinh hoạt ngày tết rất dễ làm bé có sức đề kháng kém mắc các bệnh hô hấp như sốt, ho, cảm, cúm v.v… Dưới đây là những bí quyết phòng bệnh cho bé giúp cả nhà đón tết trọn vẹn niềm vui.

 

Tết này mẹ không còn lo bé ốm - 1

Đầu tiên, mẹ hãy cùng tìm hiểu tại sao bé có nguy cơ cao bị ốm ngày tết?

• Dịp tết, các hoạt động thăm hỏi ông bà, họ hàng, anh em, bạn bè hoặc vui chơi ngày tết chiếm phần nhiều trong sinh hoạt của gia đình. Sự thay đổi về thói quen sinh hoạt có thể bất lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Đặc biệt, việc bé phải thức quá khuya hoặc ngủ không đủ giấc làm giảm khả năng đề kháng – miễn dịch của bé.

• Chế độ dinh dưỡng không cân bằng, nhiều tinh bột, protein, lipid hơn vitamin và khoáng chất trong rau củ quả. Chế độ ăn này không có lợi cho hệ miễn dịch của trẻ, làm bé dễ ốm hơn.

• Việc tham gia các lễ hội, tụ tập nhiều ở nhưng nơi đông người ngày tết cũng làm bé có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh, nhất là các bệnh đường hô hấp.

• Đối với miền Bắc, tết là dịp thời tiết có những đợt lạnh sâu, việc bé ra đường hay ngoài trời nhiều vào buổi sáng hoặc ban đêm đều có nguy cơ cao bị ốm do nhiễm lạnh đường hô hấp.

Các bệnh thường gặp mẹ cần đề phòng cho bé ngày Tết

Các mẹ nên lưu ý các bệnh sau đây bé thường mắc vào dịp tết để có biện pháp đề phòng thích hợp mẹ nhé:

• Viêm đường hô hấp trên và dưới

Trẻ từ sơ sinh cho đến 3 tuổi thường gặp các vấn đề về bệnh hô hấp. Vào ngày tết, nếu miền Nam thời tiết nóng, trẻ hay uống nước ngọt và nước đá; thì ở miền Bắc thời tết lạnh có khi là rét đậm rét hại nên trẻ dễ bị mắc các bệnh như viêm họng, viêm mũi, ho, sốt, cảm cúm. Nếu không điều trị kịp thời hoặc trẻ có sức đề kháng kém rất dễ bị tiến triển bệnh sang viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, tiểu phế quản, viêm phổi với nguy cơ suy hô hấp như: khó thở, khò khè, sốt cao, tím tái và co giật.

• Dị ứng thời tiết hoặc dị ứng thức ăn

Đối với trẻ có cơ địa dị ứng, dịp tết do việc đi lại nhiều, chế độ ăn mất cân bằng, thiếu ngủ cũng làm cho miễn dịch của bé yếu đi và tăng nguy cơ bị dị ứng.

• Rối loạn tiêu hóa và ngộ độc thức ăn

Tết  là thời gian các gia đình thay đổi thực đơn hàng ngày, đồng thời bố mẹ thường dẫn các bé đi chơi, thăm thú các khu vui chơi, du lịch,… Trẻ sẽ có nhiều khả năng ăn những thức ăn lạ, thức ăn bên ngoài không đảm bảo chất lượng, thức ăn bị nhiễm khuẩn. Ở mức độ nhẹ, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện tiêu chảy hoặc táo bón. Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn, triệu chứng thấy rõ như: nôn ói, đau bụng, tiêu chảy xuất hiện sau khi ăn từ 1 đến 3 giờ, trẻ nôn liên tục hoặc nhiều lần trong ngày.

Bí quyết nào mẹ có thể ngăn ngừa ốm cho bé ngày tết?

Bé khỏe mạnh, không đau ốm giúp niềm vui sum họp ngày tết của gia đình trọn vẹn. Đó dường như là mong mỏi mà tất cả các bà mẹ đều xứng đáng có được sau một năm bận rộn với công việc xã hội và chăm lo cho gia đình. Mẹ hãy cùng áp dụng các biện pháp đơn giản sau để ngăn ngừa ốm hiệu quả cho con yêu ngày tết mẹ nhé!

• Giữ ấm cho bé trong thời tiết lạnh khi đi ra ngoài

Mẹ đừng quên mũ, khăn, găng tay và đeo khẩu trang cho bé nếu phải ra ngoài khi trời gió hoặc khi đi tàu xe (bé có thể mất đến 50% nhiệt độ cơ thể do thoát nhiệt ở đầu). Nên chọn cho bé những chiếc áo khoác, mũ không thấm nước. Nếu bé bị dính nước mưa, cần thay quần áo cho bé thật nhanh. Bao bọc bé sau đó để bé ấm và cung cấp cho bé một đồ uống ấm nếu bé vừa bị lạnh và bị ướt.

• Cho bé ngủ đủ giấc

Dù hoạt động ngày tết có thể làm bé phải ngủ muộn hay thức khuya hơn thông lệ nhưng mẹ hãy cố gắng đảm bảo thời gian ngủ đủ cho bé mẹ nhé. Mẹ có thể để bé ngủ thêm vào buổi sáng hoặc ngủ các giấc ngủ ngắn trong ngày. Mẹ lưu ý thời gian ngủ theo độ tuổi của bé: trẻ sơ sinh cần 18 giờ ngủ mỗi ngày, trẻ mới biết đi cần 12-13 giờ, và trẻ mẫu giáo cần tổi thiểu 10 giờ mẹ nhé.

• Cho bé ăn đồ ăn chín, tươi, đầy đủ khẩu phần, rau, củ quả và uống nhiều nước

Ngày Tết do đi lại, vận động nhiều, cơ thể bé cần nhiều vitamin và nước hơn. Mẹ hãy cho bé ăn mỗi ngày với rau xanh và hoa quả, hạn chế đồ ăn nướng, đồ ăn để lâu trong tủ lạnh. Rau theo mùa lạnh là tốt hơn cả, ví dụ như cải bắp, bí ngô, cà rốt, vì chúng có nhiều vitamin bé cần. Ngoài ra, nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giúp bé tăng đề kháng như nấm, sữa chua, ngũ cốc, khoai lang,… Với bé sơ sinh, mẹ nên cho bé bú đủ, đều đặn để tăng cường miễn dịch cho trẻ.

• Tăng cường miễn dịch, tăng khả năng phòng bệnh cho bé từ trước và trong tết
• Tăng cường miễn dịch, tăng khả năng phòng bệnh cho bé từ trước và trong tết

Trẻ có hệ miễn dịch kém, thường xuyên ốm vặt thì khả năng mắc bệnh càng cao hơn hơn trẻ có sức đề kháng tốt. Tăng sức đề kháng cho bé thường xuyên và ngay trước tết là yếu tố quan trọng mẹ không nên bỏ qua. Tăng sức đề kháng hay tăng cường miễn dịch giúp bé sẵn sàng tham gia các hoạt động ngày tết cùng ông bà bố mẹ mà không lo ốm. Mẹ có thể bổ sung các chất tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch “trực tiếp” – Beta (1.3/1.6)-D-Glucan cho bé để giúp bé tăng khả năng phòng bệnh, ngăn ngừa ốm hiệu quả. Beta (1.3/1.6)-D-Glucan là chất tăng cường miễn dịch trực tiếp thông qua kích hoạt hệ thống kháng thể và đại thực bào bạch cầu tăng cường hoạt động chống lại các tác nhân gây bệnh.

 

 

Tết này mẹ không còn lo bé ốm - 3

 

Chứa beta (1.3/1.6)-D-Glucan hàm lượng cao dạng siro (10ml/1ml), được bào chế và sản xuất tại Châu Âu, Imunoglukan® chính là giải pháp toàn diện, giúp tăng cường sức đề kháng và điều hòa miễn dịch cho bé, bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là bé có sức đề kháng kém, thường xuyên ốm vặt hoặc hay mắc các bệnh đường hô hấp như ho, sốt, cảm cúm do nhiễm vi khuẩn, virus … Imunoglukan® là sản phẩm dùng cho trẻ nhỏ đã được chứng minh lâm sàng về hiệu quả, an toàn và đã được tin dùng tại hơn 30 quốc gia trên khắp thế giới.

Website: http://imunoglukan.vn Facebook: ImunoglukanVN

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Dược sĩ tư vấn: 094 240 8866

GIÁ CHỈ TỪ 150.000Đ/THÁNG SỬ DỤNG