Tập thể dục mà không tập 5 vùng này sẽ là thiếu sót lớn
(Dân trí) - Cánh tay, chân và lưng không phải là những vùng duy nhất cần được chú ý. Mọi người thường quên mất vùng hông, đầu gối, cổ, cổ tay, mắt cá chân… cũng cần được vận động thường xuyên.
Tăng cường sức mạnh vùng cơ mông
Joe Palmer, bác sĩ vật lý trị liệu ở Maryland (Mỹ), cho biết, tăng cường sức mạnh cho hông cũng đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe. Nhiều bệnh nhân đến phòng khám của ông với cơn đau ở chi dưới, nguyên nhân họ đã không giữ hông khỏe.
Hông ở đây là ám chỉ vùng cơ mông gồm cơ mông lớn, cơ mông trung bình và cơ mông nhỏ.
Theo Palmer, mọi người cũng thường quên mất cơ lõi của mình. Một cơ lõi mạnh mẽ sẽ giúp bạn duy trì sự cân bằng của mình.
Dưới đây là 2 bài tập cho vùng cơ này:
Hãy chú ý đến đầu gối
Theo AARP, bạn cũng cần phải khỏe mạnh ở các bộ phận khác trên cơ thể nếu muốn duy trì hoạt động. Fred Cushner, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình tại một bệnh viện ở TP New York (Mỹ) và Giám đốc chuyên môn của Canary Medical, cho biết, bạn cần duy trì sức mạnh, sự linh hoạt và sự cân bằng cơ bắp ở đầu gối.
"Hai nhóm cơ chính ở đầu gối là cơ tứ đầu và cơ gân kheo. Vì vậy, khi cơ tứ đầu yếu đi, bạn có thể bị đau khi chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng. Bạn có thể cảm thấy khó chịu khi leo cầu thang và gặp khó khăn khi quỳ.
Khi gặp vấn đề ở gân kheo, gân kheo của bạn sẽ bị căng cứng, nhưng điều đó cũng có thể khiến bạn bị đau thắt lưng", bác sĩ Cushner giải thích.
Nhưng bạn cần giữ cho các cơ này khỏe mạnh theo đúng cách. Cushner cho biết thêm, với đầu gối và các khớp khác, việc duy trì tính linh hoạt là rất quan trọng vì nó giúp ngăn ngừa chấn thương đồng thời duy trì sự cân bằng của khớp.
Bài tập cho vùng đầu gối:
Giữ mắt cá chân và bàn chân khỏe mạnh
Khi bạn đã tập luyện xong hông và đầu gối, hãy di chuyển thấp hơn một chút.
Bruce M. Duchemin, nhà vật lý trị liệu của Granite VNA ở New Hampshire (Mỹ) cho biết: "Việc tăng cường sức mạnh cho mắt cá chân là rất quan trọng trong việc cải thiện sự ổn định của mắt cá chân, vì nó liên quan đến sự ổn định tổng thể của hông, đầu gối. Và mắt cá chân, có thể tác động lớn đến sự cân bằng".
Với 46 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vật lý trị liệu, chuyên gia này cho biết, mắt cá chân không ổn định có thể dẫn đến mất thăng bằng, trẹo mắt cá chân và gây thương tích, té ngã.
Việc tăng cường cơ bắp ở bàn chân của bạn cũng rất quan trọng. Jasmine Marcus, bác sĩ vật lý trị liệu tại Trung tâm Y tế Cayuga ở Ithaca, New York, cho biết: "Giữ cho đôi chân của bạn khỏe mạnh có thể ngăn ngừa đau đớn và cải thiện khả năng giữ thăng bằng của bạn".
Bài tập cho chân, mắt cá chân:
Tránh đau ở cổ
Nhà vật lý trị liệu Duchemin cho biết, dù bạn có tin hay không, các bài tập cổ, cổ tay là điều cần thiết để đảm bảo bạn không bị đau khi hoạt động.
Đừng bỏ qua cổ tay
Và đừng bỏ qua cổ tay của bạn. Palmer nói: "Điều quan trọng là giữ cho cổ tay và ngón tay của bạn luôn chuyển động, như một cách để kiểm soát một số triệu chứng viêm khớp".
Lưu ý: Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ, nhà trị liệu vật lý, huấn luyện viên cá nhân và/hoặc chuyên gia sức khỏe/thể dục khác trước khi bắt đầu một loại bài tập hoặc chương trình tập luyện mới.
Tùy thuộc vào khả năng của bạn, hãy bắt đầu với 8 đến 12 lần lặp lại mỗi bài tập này và tăng dần số lần lặp lại cũng như số hiệp lặp lại khi bạn khỏe hơn.