1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Tắm sao cho đúng?

BS CKII. Lê Anh Thư, Phó trưởng khoa Khám bệnh, BV Da liễu QG cho biết, để hạn chế các chất độc hại có trong sữa tắm, xà bông có thể ngấm qua da gây dị ứng hoặc vào máu, nội tạng… gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho người dùng, tắm chay là một thói quen tốt.

 

Tắm sao cho đúng?


Bác sỹ Lê Anh Thư cho biết, việc tắm chay hết sức đơn giản. Nhưng hiện có khá nhiều người quan niệm rằng nếu tắm chay thì phải dùng nước lá thay thế xà bông, sữa tắm là hoàn toàn sai lầm. Cách làm này vừa mất thời gian, vừa không đảm bảo nên rất dễ gây dị ứng, có khi còn làm bệnh nặng thêm. Tắm chay rất đơn giản, chỉ cần lượng nước ấm vừa đủ, khăn tắm sạch sẽ, thao tác kỳ cọ nhẹ nhàng nhưng kỹ lưỡng… là bạn đã có bữa tắm chay như ý.

 

Tuy nhiên, để bảo đảm vệ sinh, những người có làn da khỏe mạnh vẫn có thể tắm bằng các loại xà bông, sữa tắm chất lượng, ít chứa các thành phần độc hại và người dùng không bị dị ứng với các thành phần có trong sản phẩm.

 

Đối với người có làn da khô hoặc mắc các bệnh về da như chàm, viêm da cơ địa,… thì nên sử dụng sữa tắm dưỡng ẩm và các loại sữa tắm chuyên biệt dành cho từng loại bệnh để hỗ trợ điều trị. Trẻ em phải sử dụng các sản phẩm riêng, phù hợp với độ tuổi.

Người bị kích ứng với các hóa chất trong mỹ phẩm thì nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên.

 

BS CKII. Lê Anh Thư cũng khuyến cáo người tiêu dùng cần lưu ý: Các loại xà bông, sữa tắm có tính tẩy rửa cao hoặc các sản phẩm có hạt massage tẩy tế bào da chết khiến da dễ bị tổn thương hơn. Những động tác kỳ cọ, chà xát mạnh lên da trong lúc tắm dễ làm tổn thương bề mặt da, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập vào sâu bên trong da dễ gây các bệnh ngoài da như: chàm, rôm sảy, mụn nhọt... Vì vậy, không nên lạm dụng xà bông, kem tẩy tế bào chết và không chà xát mạnh lên da bằng đá kỳ, xơ mướp... khi tắm.

 

Kẻ thù từ “anh bạn” thơm phức

 

 Nghiên cứu mới công bố của trường đại học Asahi, bang Mexico cho thấy, việc tắm rửa quá thường xuyên lại có hại cho sức khỏe của chúng ta, cụ thể là làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.

 

Nguy cơ này đến từ những “anh bạn” thơm phức mà chúng ta thường sử dụng để tắm rửa hằng ngày như sữa tắm, xà bông thơm… vì chúng luôn chứa nhiều hóa chất độc hại như chất tạo hương thơm, các chất Sodium Lauryl Sulfate (SLS), Sodium Laureth Sulfate (SLES), Propylene Glycol, Formaldehyde, Quaternium-15…

 

Một nghiên cứu đã được tiến hành ở 10 nước châu Âu cho thấy, việc sử dụng thường xuyên các sản phẩm tạo mùi thơm hằng ngày dễ khiến các bà mẹ mang thai bị đau đầu và trầm cảm, đồng thời con của họ cũng dễ có nguy cơ tiêu chảy, dị ứng, mẩn ngứa.

  Sử dụng thường xuyên các sản phẩm tạo mùi thơm hằng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

Vì đa số các chất tạo hương thơm hiện nay đều có nguồn gốc từ dầu mỏ chứ không phải là hương liệu thiên nhiên như trước kia. Về nguyên lý hóa học, những mùi thơm trên được tạo thành bởi những vòng benzen. Những vòng thơm này khi phát tán có thể theo đường hô hấp vào cơ thể gây khó thở, viêm đường hô hấp, kích thích cơn hen, đồng thời có khả năng bẻ gãy cấu trúc tế bào cơ thể gây rối loạn nội tiết.

 

Các chất Sodium Lauryl Sulfate và Sodium Laureth Sulfate: Sodium Lauryl Sulfate và Sodium Laureth Sulfate… thường được dùng để tạo bọt chính là những thành phần nguy hiểm nhất có trong các sản phẩm chăm sóc da và tóc. SLS cũng là thành phần không thể thiếu trong các sản phẩm dầu tắm bồn. Chúng có hoạt tính như những chất tẩy rửa, gây khô da và có thể hình thành các hợp chất gây ung thư khi kết hợp với một hóa chất nào đó khác.

 

Một nghiên cứu của Đại học Dược Georgia, Mỹ cũng cho thấy khi trẻ nhỏ bị Sodium lauryl sulfate (SLS) ngấm vào mắt, nó sẽ phát triển trong các mô và chính là tác nhân gây ra bệnh đục thuỷ tinh thể khi đứa trẻ thành người lớn.

 

SLS cũng nằm trong diện nghi vấn gây rụng tóc khi chất này tấn công vào các nang tóc. Các chuyên gia y tế đã khuyến cáo người tiêu dùng nên thận trọng khi sử dụng vì chúng có thể làm mất đi lớp bảo vệ da và là nguyên nhân gây ra dị ứng và nhiễm độc da. Đặc biêt, hóa chất này có thể gây lão hóa sớm và góp phần làm tăng bệnh ung thư nếu lạm dụng.

 
Theo Khánh Chi

Kiến thức

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm